Xoá tan nỗi bất an khi làm việc nhóm với sinh viên Nhật

 Các bạn du học sinh mới vào đại học giống như những “tấm chiếu mới”, luôn lo lắng mỗi khi phải học nhóm với các bạn Nhật, luôn thấy ngại khi phải phát biểu trong nhóm chỉ có mỗi mình là người nước ngoài. Thật vậy, nếu bạn là một sinh viên năm nhất vừa chân ướt chân ráo vào đại học và có những cảm giác như vậy thì đây là bài viết dành cho bạn đó. Kể cả nếu bạn không còn mới, đã là sinh viên năm 2, năm 3 nhưng vẫn còn thấy khó khăn với việc giao tiếp, học nhóm, làm việc với sinh viên người Nhật thì cũng hãy nán lại đọc hết bài viết này nhé !

1. Xoá bỏ tâm lý tự ti về tiếng Nhật của bản thân

 Bạn có luôn nghĩ rằng “Tiếng Nhật của mình tệ quá đi, nói ra ngại lắm”, “Thôi không nói đâu, các bạn cười mất” khi vừa bước chân vào đại học không? Nếu đang có suy nghĩ như vậy thì bỏ đi nha. Chúng ta là người nước ngoài, đang theo học tại một đất nước khác, bằng một thứ tiếng khác thì việc nói sai, trình bày sai đó là “đặc quyền” của du học sinh (Nhưng hãy nỗ lực mỗi ngày để bớt bị sai hơn nhé).

CHỈ VỚI 980Y/THÁNG BẠN SẼ TIẾP CẬN VÀ ĐỌC KHÔNG GIỚI HẠN KHO SÁCH KHỔNG LỒ TRONG THƯ VIỆN KINDLE UNLIMITTED CỦA AMAZON —> CLICK VÀO LINK BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.



 Mình cũng đã tự ti rất nhiều về tiếng Nhật của bản thân nên lúc nào đến tiết thảo luận với các bạn Nhật mình đều lo lắng, ngại phát biểu. Nhưng cô giáo và kể cả các bạn sinh viên Nhật đều rất dễ thương, luôn khuyến khích mình phát biểu. Nên các bạn ơi, đừng tự ti nữa mà hãy nghĩ đây không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, việc phát âm dở một chút, sai ngữ pháp một chút hay dùng từ hơi kỳ một chút thì cũng là chuyện rất bình thường đúng không nào?

Xem thêm:
TOP 20 anime BỔ ÍCH cho việc học được bình chọn bởi sinh viên Đại học Tokyo
GEN Z và suy nghĩ về “Bạn thân”

2. Tận dụng cơ hội để phát biểu

 Đúng rồi, cái này là “lấy độc trị độc” đó. Mình sợ phát biểu thì càng lại phải cố thúc đẩy bản thân phải phát biểu và tận dụng thật nhiều cơ hội được phát biểu nhé! Trong nhóm thảo luận luôn sẽ có 1 người thay mặt cả nhóm phát biểu, vậy thì xung phong “cho tớ phát biểu nhé” thử xem? Lần 1, lần 2 có vẻ vẫn sẽ rất run, nhưng không sao, đến những lần tiếp theo chúng mình sẽ thấy thoải mái hơn và rất vui khi được nói những ý kiến của bản thân đó.

Tầm quan trọng của GPA? Cách thức để đạt điểm GPA cao dành cho sinh viên đại học
Bí kíp đăng ký tín chỉ ở trường đại học dành cho sinh viên năm nhất

3. Hỏi  

 Ở trong lớp mình có xu hướng im lặng chăm chăm nghe giảng, ngại hỏi thầy cô vì sợ sai. Bạn có giống mình không? Mình hay nghĩ “không sao, về tra google là ra mà”. Đúng là chỉ cần グーグル(Google) cái là được thôi, nhưng việc mình hỏi thầy cô ngay trên lớp, ngay chỗ mình không hiểu và sau khi nghe được giải thích mình sẽ nhớ lâu hơn là việc tự đọc lời giải trên mạng đó. Ngoài ra, thói quen đặt câu hỏi sẽ giúp mình tự tin phát biểu hơn, tập trung nghe giảng hơn và chắc chắn việc học sẽ có hiệu quả hơn.

*Giới thiệu sách hay:
すべては「前向き質問」でうまくいく 質問思考の技術/クエスチョン・シンキング

Best seller chuyên mục sách Business của Amazon trên hơn 15 quốc gia! Ngôn ngữ mang một quyền năng vô hạn và tác động của nó lên người nghe là cực kỳ to lớn, do đó, thay vì chỉ trích chúng ta nên khéo léo sử dụng ngôn từ để học hỏi. Tomoni tin rằng thông qua cuốn sách này, bạn sẽ học được cách đặt ra những câu hỏi mang tính xây dựng, góp phần tăng chất lượng cuộc đối thoại.

4. Không ngại thừa nhận bản thân cần giúp đỡ 

 Đây chắc là một trong những điều khó làm nhất nhưng nếu làm được việc này thì mình nghĩ chúng ta sẽ học được rất nhiều thứ từ những người xung quanh. Là một người ngoại quốc học tập ở Nhật chắc chắn ít nhiều chúng ta sẽ gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ, giao tiếp hay kể cả những vấn đề trong cuộc sống. Thế nên, khi gặp khó khăn, không hiểu hay chưa biết cách hoạt động ở trường thì đừng ngại ngần mà tìm đến các bạn, anh chị sempai và thầy cô để hỏi và được hỗ trợ nhé. Ngay cả trên lớp học, khi gặp những từ vựng hay vấn đề không hiểu mà không thể dùng điện thoại để tra cứu, mình hỏi ngay các bạn để được giải thích cho, cùng lắm các bạn cười hihi một chút thôi.

Xem thêm:
Một ngày của sinh viên đại học tại Nhật Bản
Các trường đại học ở Tokyo không còn là lựa chọn hàng đầu
 

  Bài viết này đặc biệt dành cho các bạn đang là sinh viên năm nhất, những “tấm chiếu mới” trên giảng đường đại học và dành cho những ai đang có dự định sẽ vào đại học ở Nhật. Bản thân mình cũng đã vật lộn với những tiết học cần họp nhóm thảo luận với sinh viên người Nhật nhưng nhờ những trải nghiệm này mà mình đã cảm thấy tự tin hơn khi đến trường. Mình rất hy vọng thông qua những trải nghiệm của bản thân cũng như kinh nghiệm được đúc kết từ những anh chị đi trước, bài viết này sẽ có ích để các bạn có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường đại học.

 Chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm thật bổ ích và thú vị ở trường đại học tại Nhật nhé!

Xem thêm:
Tuyển sinh đại học 2021: Thí sinh dự thi vào các trường đại học tư thục giảm so với mọi năm
Lựa chọn trường Đại học thời Corona: trường Đại học ở địa phương có nhiều lợi thế hơn Đại học danh tiếng?
Chọn trường Đại học ở thành phố lớn hay ở vùng quê yên bình?  

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...