Olympic Tokyo 2020 đang đến gần, khách du lịch người người nước ngoài đến Nhật cũng tăng lên theo từng năm. Chính phủ Nhật cũng đang thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngành du lịch như miễn visa, có thể xin visa nhiều lần… cho khách du lịch từ các nước Châu Á. Cùng với đó, ngành du lịch, đặc biệt là các khách sạn, ryokan (旅館:nhà trọ kiểu Nhật), cũng bắt đầu chú trọng hơn đến việc tuyển nhân viên người nước ngoài để phục vụ tốt hơn du khách ngoại quốc.Từ đó, cơ hội cho các bạn yêu thích và muốn làm việc tại các khách sạn, ryokan cũng tăng lên.
Tuy nhiên, việc xin visa cho người lao động nước ngoài làm việc tại khách sạn, ryokan lại không đơn giản như những ngành khác. Trong bài này, Tomoni sẽ cùng các bạn tìm hiểu về điều kiện để xin visa ngành này là gì và những ví dụ cụ thể trong các trường hợp được cấp hay không được cấp visa nhé!
Đối với người nước ngoài làm việc tại Khách sạn, ryokan, nói chung khi xin tư cách lưu trú sẽ là visa「技術・人文知識・国際業務」. Điều kiện để xin visa này sẽ gồm 2 điểm chính:
① Thu nhập có thỏa đáng không?
Trước hết, nếu cùng làm một công việc với nhân viên người Nhật thì thu nhập của nhân viên người nước ngoài cũng phải tương đương với thu nhập của nhân viên người Nhật. Nếu có sự phân biệt rõ ràng giữa thu nhập của nhân viên người Nhật và nhân viên người nước ngoài thì khả năng cao sẽ không xin được visa.
②Trình độ học vấn, kiến thức chuyên ngành hay kinh nghiệm làm việc có phù hợp với nội dung công việc không?
Ví dụ: Làm công việc marketing, kế toán, tài vụ tổng hợp… hay các nghiệp vụ văn phòng tổng hợp nói chung.
Người xin visa phải đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
① Có kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành trong các môn học đã học tại Đại học, senmon (trường đã tốt nghiệp) có liên quan đến công việc sắp làm. (Người tốt nghiệp senmon có bằng「専門士」hoặc「高度専門士」)
② Người có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan đến công việc sắp làm.
Ví dụ: Làm công việc biên phiên dịch hướng dẫn cho khách hàng người nước ngoài, hoặc cho nhân viên người nước ngoài tại những khách sạn, ryokan có nhiều du khách người nước ngoài.
Người xin visa phải đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
① Làm công việc biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn về ngôn ngữ, quảng bá tuyên truyền, nghiệp vụ giao dịch với nước ngoài, nghiệp vụ liên quan đến thiết kế, phát triển sản phẩm hoặc những nghiệp vụ tương tự.
② Có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên liên quan đến công việc sắp làm. (Trừ trường hợp người tốt nghiệp Đại học làm công việc về biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn về ngôn ngữ)
Điều kiện quan trọng để xin visa mục này là Khách sạn, ryokan nơi làm việc phải có số lượng lớn du khách người nước ngoài sử dụng. Khối lượng công việc phát sinh liên quan đến biên dịch, phiên dịch, ngôn ngữ nhiều hay không, ngôn ngữ mà số lượng đa số du khách người nước ngoài sử dụng và ngôn ngữ của người nước ngoài làm công việc biên dịch, phiên dịch có thống nhất hay không, là những điều kiện quan trọng quyết định khả năng xin visa của người lao động.
Người nước ngoài muốn làm trong khách sạn, ryokan thì hầu hết có thể xin visa nếu nội dung công việc tương ứng với những công việc đã đề cập ở trên. Ngược lại, nếu trong nội dung công việc chủ yếu là những nghiệp vụ đơn thuần dưới đây thì về cơ bản sẽ không xin được visa:
・Khách sạn, ryokan ít du khách nước ngoài và ít các nghiệp vụ liên quan đến biên dịch, phiên dịch
・Làm công việc dọn dẹp phòng ở
・Làm công việc chuẩn bị bàn ăn, dọn dẹp tại nhà hàng
・Làm hướng dẫn tại bãi đậu xe…
Tuy nhiên, nếu những nghiệp vụ như là tiếp khách hàng qua điện thoại, tiếp tân ở sảnh, đón khác, mang hành lý lên phòng cho khách… vẫn được chấp nhận nếu được coi như chỉ là 1 phần trong giai đoạn đầu của thời gian thực tập.
Nói tóm lại, tư cách lưu trú là loại visa「技術・人文知識・国際業務」, do đó nội dung công việc chủ yếu phải là những công việc được nhận định trong loại visa này, những công việc đơn thuần khác trong khách sạn như dọn dẹp phòng ở, làm tại nhà hàng trong khách sạn… về cơ bản sẽ không được cấp visa, dù cho khách sạn, ryokan có đồng ý tuyển dụng bạn. Các bạn cần lưu ý điểm này để tránh bị trượt visa 1 cách đáng tiếc.
Trong bản “Chi tiết về tư cách lưu trú trường hợp người nước ngoài làm việc tại khách sạn, nhà trọ kiểu Nhật” được Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Pháp vụ công bố tháng 12/2015, có ghi rõ những ví dụ tiêu biểu về trường hợp được cấp hoặc không được cấp visa.
① Người tốt nghiệp Khoa Du lịch các trường Đại học ở Nhật Bản, ký hợp đồng với Khách sạn có nhiều du khách người nước ngoài đến sử dụng, thu nhập hàng tháng(*) khoảng 22 vạn yên Nhật, sử dụng tiếng nước ngoài để làm công việc tiếp tân, phụ trách hướng dẫn du khách người nước ngoài về việc sử dụng cơ sở thiết bị trong khách sạn.
② Người tốt nghiệp các trường Đại học tại Nhật Bản, ký hợp đồng với ryokan có nhiều du khách trong nước đến sử dụng, thu nhập hàng tháng khoảng 20 vạn yên Nhật, làm công việc biên dịch, phiên dịch để đàm phán với các công ty du lịch trong nước nhằm gia tăng lượng du khách; hướng dẫn ngoại ngữ đối với các nhân viên khác của công ty…
③ Người tốt nghiệp khoa Kinh tế (経済学) các trường Đại học tại Nhật Bản, ký hợp đồng với khách sạn nằm tại cảng hàng không của Nhật Bản, thu nhập hàng tháng khoảng 25 vạn yên Nhật, làm nghiệp vụ quảng cáo như nghiên cứu marketing, các hoạt động tuyên truyền quảng bá nhằm thu hút khách du lịch người nước ngoài (ví dụ như tạo home page…)
④ Người tốt nghiệp khoa Kinh doanh (経営学) các trường Đại học tại Nhật Bản, ký hợp đồng với Khách sạn có nhiều du khách người nước ngoài đến sử dụng, sau 1 thời gian thực tập (lý thuyết hoặc thực hành, từ 2 đến 4 tháng), nhận thu nhập hàng tháng khoảng 30 vạn yên Nhật, sử dụng tiếng nước ngoài làm nghiệp vụ tiếp tân, tiếp khách hàng người nước ngoài, lập kế hoạch kinh doanh cho khách sạn…
⑤ Người tốt nghiệp khóa biên dịch, phiên dịch tại trường senmon tại Nhật Bản, được cấp giấy chứng nhận 専門士, làm việc tại các ryokan có nhiều du khách nước ngoài sử dụng, nhận thu nhập hàng tháng khoảng 20 vạn yên Nhật, sử dụng tiếng nước ngoài làm công việc tiếp tân tại sảnh, tạo home page bản tiếng nước ngoài, dịch các bảng hướng dẫn, bảng hiệu, biển hiệu… nhằm hướng dẫn du khách người nước ngoài.
⑥ Người tốt nghiệp ngành Dịch vụ khách sạn hoặc nghiệp vụ kinh doanh (ビジネス実務) tại trường senmon tại Nhật Bản, được cấp giấy chứng nhận 専門士, làm việc tại khách sạn có nhiều người nước ngoài sử dụng, vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học để làm công việc tiếp tân, lên kế hoạch kinh doanh… cho khách sạn.
(*) Thu nhập hàng tháng (報酬月額) tính bao gồm tiền lương, thưởng (trên 4 lần 1 năm) và 1 số trợ cấp khác như trợ cấp nhà ở, trợ cấp ăn uống… Ví dụ: Kí hợp đồng với ryokan với lương 16 vạn yên, ngoài ra có trợ cấp nhà ở (khoảng 3 vạn yên 1 tháng), trợ cấp ăn uống thì thu nhập được tính là khoảng 20 vạn yên.
① Người tốt nghiệp khoa Kinh tế các trường Đại học của Nhật Bản, được khách sạn tuyển dụng và làm hồ sơ xin visa nhưng trong tài liệu chi tiết đính kèm về nội dung công việc, công việc chủ yếu là mang đồ lên phòng cho khách, hay dọn dẹp phòng…, KHÔNG được cấp visa do nội dung công việc không phù hợp với quy định trong loại tư cách lưu trú「技術・人文知識・国際業務」.
② Người tốt nghiệp khoa tiếng Nhật các trường Đại học tại Nhật Bản, làm việc tại các ryokan, xin visa với nội dung công việc là phiên dịch cho khách hàng người nước ngoài nhưng thực tế ngôn ngữ mà phần lớn khách nước ngoài sử dụng lại khác với ngôn ngữ mẹ đẻ của người xin visa, lượng công việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của người xin visa được nhận định là quá ít, trường hợp này cũng sẽ KHÔNG được cấp visa.
③ Người tốt nghiệp khoa Thương mại các trường Đại học tại Nhật Bản, được tuyển dụng vào khách sạn mới được thành lập, tuy nhiên nội dung công việc lại là nghiệp vụ đơn thuần như hướng dẫn khách đỗ xe, công việc dọn dẹp trong nhà hàng… cũng KHÔNG được cấp visa do không phù hợp với nội dung đã được quy định trong loại tư cách lưu trú「技術・人文知識・国際業務」.
④ Người tốt nghiệp khoa Luật tại các trường Đại học tại Nhật Bản, ký hợp đồng làm việc tại ryokan, tuy nhiên thu nhập hàng tháng có sự chênh lệch rõ rệt (thấp hơn) so với người Nhật cùng làm chung một nội dung công việc, được nhận định là không hợp lý về thu nhập cũng sẽ KHÔNG được cấp visa.
⑤ Người tốt nghiệp ngành thiết kế của trường senmon tại Nhật Bản, ký hợp đồng làm việc tại ryokan, nội dung công việc trên hợp đồng là tiếp tân tại sảnh… cũng KHÔNG được cấp visa do nội dung công việc và ngành học không được coi là có liên quan đến nhau.
⑥ Người tốt nghiệp ngành Dịch vụ khách sạn hay nghiệp vụ kinh doanh tại trường senmon tại Nhật Bản, được cấp giấy chứng nhận 専門士 ký hợp đồng làm việc với ryokan, làm nghiệp vụ tiếp tân. Tuy nhiên trong tài liệu gửi kèm có ghi rõ nội dung sau khi ký hợp đồng, 2 năm đầu là thời gian thực tập làm nghiệp vụ đơn thuần như dọn dẹp tại nhà hàng hay dọn phòng khách sạn… Nội dung công việc không phù hợp với phần lớn nội dung được quy định trong tư cách lưu trú「技術・人文知識・国際業務」do đó cũng KHÔNG được cấp visa.
Trên đây là những ví dụ mang tính tham khảo về các trường hợp được cấp hoặc không được cấp visa. Kết quả thực tế như thế nào sẽ được quyết định dựa trên quá trình thẩm tra cụ thể.
Có không ít người nghĩ rằng chỉ cần được khách sạn tuyển dụng là có thể xin được visa (cả phía tuyển dụng lẫn các bạn đi xin việc). Tuy nhiên thực tế thì dù đã được tuyển dụng, nhưng khi xin visa có được cấp visa không phù thuộc vào nội dung công việc và nhiều yếu tố khác. Được tuyển dụng nhưng nếu không xin được visa (giống những trường hợp trên) thì cũng không có ý nghĩa gì cả. Do vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi xin việc và xin visa, tránh trường hợp trượt visa đáng tiếc dù đã được tuyển dụng. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn thì nên trao đổi với luật sư hoặc người cho chuyên môn trước khi làm hồ sơ xin visa.
Tham khảo các job về khách sạn của MPKEN:
Tuyển nhân viên khách sạn tại tỉnh Saga
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
![]()
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn ko mất phí:
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận