Vì sao năm học mới ở Nhật bắt đầu vào tháng 4?

   Trong khi ở hầu hết các nước khác trên thế giới năm học mới thường bắt đầu vào tháng 9 thì ở Nhật Bản sự kiện này lại diễn ra vào tháng 4. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này? Nhập học vào tháng 9, tháng 4 có những ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng Tomoni tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

1. Vì sao năm học mới ở Nhật bắt đầu vào tháng 4?

   Ở Nhật, từ xưa vốn dĩ không có các khái niệm như “lễ nhập học” hay “học kỳ mới”. Vào đầu thời kỳ Edo, người ta lập ra các lớp học có tên gọi là 寺子屋(てらこや)trong các đền, chùa để phục vụ việc học chữ, học tính toán. Những lớp học này không quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu năm học mới mà người học có thể vào học bất cứ thời điểm nào trong năm. Lý do của việc không quy định thời điểm nhập học cụ thể là do, vào thời này trẻ con phần lớn đều phải phụ giúp các công việc trong gia đình nên không thể theo học theo một thời gian biểu cố định như hiện nay. Chúng thường chỉ tranh thủ học vào những lúc rảnh việc nhà, vì vậy thời gian học cũng cần phải linh hoạt theo.

   Đến thời Minh Trị, do ảnh hưởng của cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân, văn hoá phương Tây bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, nên nhiều trường học tại đây cũng bắt đầu áp dụng việc khai giảng năm học mới vào tháng 9 theo phong tục nước ngoài.

   Tuy nhiên, từ năm 1886 (năm Minh Trị thứ 19), tháng 4 trở thành thời điểm bắt đầu năm tài chính (ở Nhật có thêm khái niệm về năm tài chính, năm tài chính bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau) nên nhiều trường cấp 3 được Bộ Giáo Dục chỉ thị thay đổi thời gian nhập học sang tháng 4 để tạo thuận lợi trong việc tiến hành các thủ tục như nhận ngân sách vận hành từ chính phủ. Sau đó, lần lượt các cấp học khác trên toàn quốc cũng chuyển thời điểm nhập học sang tháng 4 và tục lệ này vẫn này được kéo dài cho đến tận ngày nay.

   Vậy vì sao năm tài chính bắt đầu vào tháng 4 mà không phải tháng 1 như năm Dương lịch? Đó là do vào thời Minh Trị, Nhật vốn là một quốc gia nông nghiệp, nguồn thu thuế của chính phủ hầu hết đến từ nông dân nên cần điều chỉnh thời điểm thu thuế phù hợp với thời điểm nông dân thu hoạch mùa màng. Tháng 4 chính là thời gian thu thuế thích hợp nhất vì vào thời điểm này người nông dân có thêm thu nhập từ việc thu hoạch ở vụ mùa thu năm trước.

*Giới thiệu sản phẩm tiện dụng: Máy in

Bạn có thể lựa chọn chiếc máy in dùng cho nhu cầu cá nhân với những tiêu chí như: giá cả hợp lý, có thể thay được mực tương thích giá rẻ. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc bắt đầu năm học vào tháng 9 và tháng 4

   Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều bắt đầu năm học mới vào tháng 9 nên những năm gần đây, hệ thống giáo dục tại Nhật cũng có những bước điều chỉnh để phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhìn chung, việc bắt đầu năm học mới vào tháng 4 hay tháng 9 đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, có thể kể đến những điểm chính sau đây:

   Bắt đầu năm học vào tháng 9 (Nhập học vào mùa thu)
Ưu điểm:
– Trùng với thời gian bắt đầu năm học mới ở các nước Âu – Mỹ, tạo thuận lợi cho sinh viên quốc tế đến Nhật và sinh viên Nhật có nguyện vọng du học nước ngoài
– Tạo ra hệ thống giúp dễ dàng đón nhận những nhân sự ưu tú của các nước khác
– Học sinh, sinh viên có thể tận dụng những khoảng thời gian trống (sau khi tốt nghiệp trung học đến trước khi thi đại học hoặc sau khi tốt nghiệp đại học đến trước khi chính thức đi làm) để thực tập hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện giúp có thêm kiến thức thực tế
– Các doanh nghiệp có cơ hội để đa dạng hoá thời gian tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp
– Có thể tránh được việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào những tháng mùa đông lạnh giá

Tìm hiểu thêm: 
Du học Nhật Bản – Những điều nên biết
Những điều cần ghi nhớ khi đi xin việc tại Nhật
Hình thức internship & nội dung internship với khối tự nhiên và khối xã hội

Nhược điểm:
– Áp dụng song song cả việc nhập học vào tháng 4 và tháng 9 có thể gây nên hỗn loạn trong việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, hoạt động tìm việc (就職活動), các sự kiện giao lưu giữa các trường đại học
– Hoạt động tìm việc của sinh viên, lịch thi các chứng chỉ quốc gia được lên kế hoạch dựa trên tiền đề mùa xuân là mùa tốt nghiệp/nhập học nên học sinh nhập học vào mùa thu sẽ gặp bất lợi hơn
– Nhiều hộ gia đình có thể gặp khó khăn về tài chính nếu sinh viên tốt nghiệp vào mùa thu nhưng phải đợi đến tháng 4 năm sau mới chính thức đi làm
– Chưa có hệ thống hoàn chỉnh để tiếp nhận những sinh viên có mong muốn thực tập hoặc tham gia hoạt động tình nguyện vào khoảng thời gian trống từ tháng 9 đến tháng 4
– Buộc phải điều chỉnh trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác

   Bắt đầu năm học vào tháng 4 (Nhập học vào mùa xuân)
Ưu điểm:
– Hoạt động tìm việc của sinh viên, các kỳ thi chứng chỉ quốc gia dựa trên tiền đề mùa xuân là mùa nhập học/tốt nghiệp nên không cần phải điều chỉnh
– Thời tiết mùa xuân ấm áp, thích hợp cho việc tổ chức Lễ nhập học

Tìm hiểu thêm:
Các chứng chỉ tạo lợi thế khi đi xin việc

Nhược điểm:
– Có thể gặp bất lợi trong việc hòa nhập với thế giới
– Không trùng với thời gian bắt đầu năm học mới của các nước Âu – Mỹ khiến những sinh viên quốc tế đến Nhật du học và sinh viên Nhật du học ở các nước khác buộc phải chấp nhận có một khoảng thời gian bị gián đoạn.

   Có thể với hầu hết người Nhật, việc mùa nhập học không đi liền với mùa hoa anh đào nở còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hội nhập hơn với thế giới, dự kiến số trường học xem xét áp dụng việc bắt đầu năm học mới vào tháng 9 sẽ ngày càng tăng.

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí:

https://www.mpkenhr.jp

MPKEN khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...