Theo thống kê của Bộ Pháp vụ, những năm gần đây mỗi năm luôn có khoảng 10 nghìn đơn đăng ký xin chuyển sang quốc tịch Nhật. Điều này cũng tương đối dễ hiểu, vì với những ai mong muốn có cuộc sống và công việc ổn định tại Nhật, đồng thời tự do hơn khi đi lại giữa các nước thì chuyển sang quốc tịch Nhật là một lựa chọn rất đáng cân nhắc. Một trong những điểm quan trọng mà người đăng ký chuyển quốc tịch cần lưu ý chính là trình độ tiếng Nhật của bản thân. Ở bài viết này, Tomoni xin phép giải đáp những nghi vấn liên quan đến điều kiện về trình độ tiếng Nhật cần thiết của người đăng ký chuyển quốc tịch – điều kiện này tuy không được quy định rõ ràng như những điều kiện khác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nhưng lại rất quan trọng.
Sau đây, Tomoni xin phép tóm tắt sơ lược toàn bộ những điều kiện mà người muốn nhập quốc tịch Nhật cần thỏa mãn:
- Điều kiện về việc cư trú: Cho đến thời điểm đăng ký chuyển quốc tịch, người đăng ký phải sinh sống tại Nhật Bản một cách hợp pháp và liên tục ít nhất 5 năm.
- Điều kiện về năng lực: Người đăng ký chuyển quốc tịch phải đạt từ 20 tuổi trở lên, hoặc là người độ tuổi thành niên theo quy định của nước nhà.
- Điều kiện về hành vi: Không có tiền án hoặc vi phạm luật giao thông nghiêm trọng.
- Điều kiện về hoàn cảnh kinh tế: Đủ điều kiện về mặt tài chính để có thể sinh sống tại Nhật.
- Điều kiện về quốc tịch: Người đăng ký chuyển quốc tịch phải từ bỏ quốc tịch từ trước đến nay của mình.
- Điều kiện về việc tuân thủ Hiến pháp: Không thuộc các tổ chức phá hoại chính phủ Nhật.
- Điều kiện về năng lực tiếng Nhật: Đủ trình độ tiếng Nhật để sinh sống tại Nhật.
Chi tiết về các điều kiện, quy trình, thủ tục chuyển quốc tịch,… bạn có thể xem thêm tại: Những điều cần biết khi xin nhập quốc tịch Nhật
Điều kiện về trình độ tiếng Nhật không được quy định cụ thể bởi pháp luật nhưng cũng là điều kiện để Bộ Pháp vụ căn cứ quyết định người đăng ký có đủ điều kiện để chuyển quốc tịch không. Trên thực tế, pháp luật không có quy định nào ghi rõ “Không chấp nhận đơn xin chuyển quốc tịch của người không thể nói tiếng Nhật”. Tuy nhiên, lúc chuẩn bị thủ tục, người đăng ký cần chính tay viết nhiều giấy tờ như lý do xin chuyển quốc tịch (帰化の動機書), đọc bản tuyên thệ (宣誓書) và phải tham gia buổi phỏng vấn (面談・面接) bằng tiếng Nhật với Cục Pháp vụ… Do đó, để có thể sinh sống tại Nhật như một người Nhật thì điều kiện về trình độ tiếng Nhật là không thể thiếu.
Khác với những điều kiện về thời gian cư trú, năng lực, hành vi,… điều kiện về trình độ tiếng Nhật không được quy định rõ ràng. Vậy tiếng Nhật ở mức độ nào thì thỏa mãn điều kiện “Đủ trình độ tiếng Nhật để sinh sống tại Nhật”? Câu trả lời là tiếng Nhật ở mức có khả năng đọc, viết tương đương JLPT N3 và giao tiếp thông thường là được.
Cụ thể, trình độ tiếng Nhật của người đăng ký sẽ được kiểm tra thông qua những trình tự chính như sau:
– Đến trao đổi, xin tư vấn từ Cục Pháp vụ địa phương: Đây là bước đầu tiên phải tiến hành nếu muốn đăng ký chuyển quốc tịch. Tại Cục pháp vụ người đăng ký sẽ có một buổi trao đổi (面談) với cán bộ phụ trách. Cán bộ phụ trách sẽ thông qua cách nói chuyện, độ hiểu biết,… của người đăng ký để đánh giá trình độ tiếng Nhật của người đó. Nếu cán bộ phụ trách nhận thấy trình độ tiếng Nhật của người đăng ký chưa đủ điều kiện chuyển quốc tịch thì rất có thể người đăng ký sẽ bị từ chối và được yêu cầu nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
– Viết lý do chuyển quốc tịch (帰化の動機書): Hầu hết mọi người thường nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chuyển quốc tịch. Tuy nhiên, lý do chuyển quốc tịch là hồ sơ quan trọng mà người đăng ký cần chính tay viết. Một bản lý do xin chuyển quốc tịch đúng tiêu chuẩn thường dài khoảng 1 trang A4. Trên thực tế, có không ít trường hợp đăng ký chuyển quốc tịch bị từ chối vì viết lý do chuyển quốc tịch chưa thực sự tốt.
– Nộp hồ sơ lên Cục Pháp vụ: Đây được xem là bước kiểm tra tiếng Nhật thứ 3 đối với người đăng ký. Ở thời điểm này, người đăng ký mang những hồ sơ cần thiết để nộp cho Cục Pháp vụ, cán bộ phụ trách sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ và trao đổi với người đăng ký về những nội dung viết trong hồ sơ. Cán bộ phụ trách sẽ một lần nữa đánh giá trình độ tiếng Nhật của người đăng ký thông qua cách trả lời của người đó.
– Đọc Bản Tuyên thệ (宣誓書): Trừ trường hợp người có visa Vĩnh trú đặc biệt (特別永住者) và trẻ em dưới 15 tuổi, toàn bộ những ai đăng ký chuyển quốc tịch đều phải đọc Bản Tuyên thệ dưới sự chứng kiến của cán bộ phụ trách. Cán bộ phụ trách sẽ chịu trách nhiệm đánh giá khả năng đọc tiếng Nhật người đăng ký thông qua việc người đó đọc Bản Tuyên thệ.
– Phỏng vấn với cán bộ phụ trách: Với hầu hết trường hợp, đây được xem là bước kiểm tra tiếng Nhật cuối cùng. Khoảng một vài tuần sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chuyển quốc tịch, Cục Pháp vụ sẽ gọi điện thoại mời người đăng ký tham dự phỏng vấn. Buổi phỏng vấn thường kéo dài khoảng 1 giờ. Nội dung chủ yếu của buổi phỏng vấn thường sẽ xoay quanh những vấn đề được nêu trong hồ sơ như các câu hỏi về công việc, lý do chuyển quốc tịch của người đăng ký, các câu hỏi liên quan đến điều kiện về hành vi như tiền án hay vi phạm pháp luật trong quá khứ (nếu có),…
Trong trường hợp dù đã cố gắng học tiếng Nhật nhưng nếu khi tham gia phỏng vấn, cán bộ của Bộ Pháp vụ nhận thấy trình độ tiếng Nhật của người đăng ký chưa đủ yêu cầu thì có thể người đó sẽ bị yêu cầu làm bài kiểm tra kỹ năng đọc, viết tiếng Nhật.
Xem thêm các bài viết liên quan khác tại: Chủ đề Thủ tục visa
Cụ thể, bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật dành cho người xin chuyển quốc tịch thường có các phần như sau:
- Chuyển đổi giữa Hiragana và Katakana
Ví dụ: らじお→ラジオ / チョコレート→ちょこれーと - Viết phiên âm Hán tự (Phân biệt âm Hán và âm Nhật)
Ví dụ: 水をのみます(みずをのみます)/ 水曜日(すいようび) - Viết câu đơn giản
Ví dụ: 先週の日曜日はどんなことをしましたか?
Có thể nhận thấy, nội dung bài kiểm tra thường không quá khó. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại rất quan trọng. Theo thống kê, chỉ khoảng 14% người đăng ký chuyển quốc tịch được yêu cầu làm bài kiểm tra. Nói cách khác, chỉ những ai khiến Cục Pháp vụ nghi ngờ về trình độ tiếng Nhật mới phải tham gia kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra không tốt có thể người đăng ký sẽ không được chấp nhận chuyển quốc tịch. Vì vậy, thay vì chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, người đăng ký nên trang bị cho bản thân vốn tiếng Nhật cần thiết trước khi đăng ký chuyển quốc tịch để quá trình làm hồ sơ thuận lợi hơn và không bị Cục Pháp vụ nghi ngờ về trình độ tiếng Nhật.
Tomoni hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được những nghi vấn liên quan đến trình độ tiếng Nhật của bạn nào có mong muốn chuyển quốc tịch. Điều kiện về trình độ tiếng Nhật tuy không được quy định trong Luật Quốc tịch (国籍法), nhưng nếu xem nhẹ điều kiện này bạn có thể sẽ gặp khá nhiều phiền phức trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký chuyển quốc tịch. Vì vậy, dù bạn không thường xuyên sử dụng tiếng Nhật thì cũng nên trang bị cho mình vốn tiếng Nhật tối thiểu trước khi quyết định đăng ký chuyển quốc tịch nhé!
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận