Top 50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 2)

Tiếp nối series top  câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc tại Nhật, lần này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu xem với câu hỏi liên quan đến sở đoản, kinh nghiệm làm thêm rồi trải nghiệm thất bại thì chúng ta sẽ phải trả lời ra sau để không bị lan man mà vẫn trả lời đầy đủ ý cho nhà tuyển dụng.

>> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 1)

> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 3)

>> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 4)

Q4: Kinh nghiệm làm thêm

★ Ý đồ của câu hỏi

 Nhà tuyển dụng sẽ thông qua câu trả lời của bạn, để nắm được cách bạn xử lý công việc khi làm thêm ra sao, từ đó phán đoán ra cách thức bạn sẽ xử lý công việc sau này khi vào công ty, tính cách, con người bạn, cách bạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm như thế nào.

POINT

 ✔ Đừng chỉ nói về kết quả, hãy nói về quá trình.
 ✔ Trình bày rõ lý do của các hành động mà mình đã làm.
 ✔ Nói rõ những điều mình đã học được qua baito đó.

★ Lưu ý

 Doanh nghiệp không quan tâm đến bản thân kinh nghiệm làm thêm của bạn. Điều họ quan tâm, là cách bạn dốc sức với công việc ra sao. Việc giới thiệu đơn thuần về những thành tích mình đạt được (ví dụ: tôi được giao làm leader ở chỗ làm thêm,…) không có nhiều hiệu quả như nhiều bạn lầm tưởng.

 Trình bày rõ về những gì mình đã quan sát, học hỏi được qua công việc làm thêm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng tự học hỏi để phát triển của bạn.

★ Hãy trình bày theo khung sau

  • Công việc mà bạn từng làm, vai trò cụ thể.
  • Khi làm baito đó, bạn từng nỗ lực đạt được mục tiêu gì hoặc nỗ lực để giải quyết vấn đề gì?
  • Để đạt được mục tiêu đó (hoặc giải quyết vấn đề đó), bạn đã hành động cụ thể như thế nào.
  • Tại sao bạn lại hành động như vậy.
  • Bạn đã học được gì qua công việc làm thêm này?

Ví dụ:

  • 学生時代には、焼肉店のアルバイトをしていました。その中でも、力を入れたのは、客単価を20%伸ばした経験です。集客数も多く、満席になることも多かったのですが、その割に売上があまり伸びていませんでした。
Khi còn sinh viên, tôi có làm thêm ở quán thịt nướng. Khi đó, tôi đã từng nỗ lực để tăng doanh thu theo đầu khách lên 20%. Khi đó, quán vẫn hút khách, và nhiều hôm kín chỗ, nhưng doanh thu thì lai không tăng mấy.
  • 現状を分析するため、顧客ごとの客単価を見ると、女性の客単価が明らかに低いことがわかりました。そこで、女性客にアンケートをとると「焼き肉をたくさん食べることに抵抗がある」ことがわかったのです。
Tôi đã phân tích tình hình, và khi xem doanh thu theo đầu khách thì thấy doanh thu theo đầu khách của các khách hàng nữ rất thấp. Tôi đã làm bảng anketo cho các khách hàng nữ, và từ đó nhận thấy rằng, rất nhiều khách hàng sợ ăn thịt nướng quá nhiều.
  • このニーズに対応するため、脂肪分解作用のあるハーブティーの販売を店長に提案し、メニューに取り入れました。脂肪分解作用のあるハーブティーは非常に売れ、かつ、焼き肉自体の売上も伸び、女性の客単価を20%伸ばすことに成功しました。この経験から、成果をあげるには、データの裏側にある「顧客の想い」をつかみとることが重要だと学びました。
Vậy là để giải quyết vấn đề này, tôi đề xuất với chủ quán đưa thêm trà thảo mộc giúp tiêu mỡ vào menu của quán. Loại trà thảo mộc tiêu mỡ này bán rất chạy, và doanh thu bán thịt cũng tăng, chúng tôi đã thành công trong việc tăng daonh thu theo đầu khách của khách hàng nữ lên 20%. Từ kinh nghiệm này, tôi đã học được rằng, để tăng doanh thu, thì việc đọc được những mong muốn của khách hàng từ các dữ liệu về doanh số là cực kì quan trọng.

Q5: Điểm yếu của bạn

★ Ý đồ của câu hỏi

 Một, đánh giá năng lực tự nhận thức, đánh giá của ứng viên. Những người càng nhận thức được rõ điểm yếu của bản thân, thì càng nhanh khắc phục được nó. Nhận thức được điểm chưa được của bản thân và khắc phục là một yếu tố rất quan trọng khi làm việc.

 Hai, muốn biết những nỗ lực của bạn để khắc phục điểm yếu đóKhi đã biết được điểm yếu của mình, thì ko được để mặc như vậy, mà cần tìm cách để khắc phục. Những người biết khắc phục điểm yếu của bản thân để dần hoàn thiện, là những người dễ đạt được thành công hơn.

 Ba, kiểm tra mức độ thành thực của ứng viên. Những người dám thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của mình là những người khiêm tốn. Họ sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác và mau trưởng thành hơn.

★ Lưu ý khi trả lời

・ Trình bày trung thực về điểm yếu của mình. Nói không thành thực về một điểm yếu vốn không phải của mình, sẽ khiến bạn không thể trình bày được về những nỗ lực của mình trong việc khắc phục nó. Do đó, không trình bày được ý quan trọng là mình đã đối mặt với yếu điểm như thế nào.

・ Đừng trình bày kiểu “điểm yếu của tôi là hay quá tập trung”. Nói về điểm yếu nhưng thật ra là nói về điểm tốt kiểu này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá là bạn không hiểu đúng ý đồ thật sự của họ sau câu hỏi. 

 Không nói về những điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công việcThẳng thắn thừa nhận điểm yếu của bản thân là rất quan trọng, nhưng ko cần thiết phải nói toàn bộ 100% về các yếu điểm của mình. Trong rất nhiều điểm yếu của bản thân, hãy chọn nói về yếu điểm nào “không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc”.

 Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển vào ngành kế toán, thì đừng nói rằng yếu điểm của mình không cẩn thận, hay lỡ đãng. Vì đây điểm yếuchí mạngđối với những người làm công việc này.

 Trình bày rõ cách thức mình đang làm để khắc phục điểm yếu đó. Đừng chỉ dừng lại ở giải pháp kiểu “Tôi biết nếu cứ để thế này sẽ không ổn, nên đang tìm cách khắc phục nó”. Nhà tuyển dụng cần nhìn thấy nỗ lực khắc phục của bạn qua các giải pháp cụ thể, và nếu có thể, cả hiệu quả của giải pháp đó nữa.

Ví dụ

短所は細部にこだわりすぎる点です。たとえば、プレゼンテーションをゼミの課題で仕上げる時に、リミットが近づいていても、些細な配色バランスや字組のバランスにこだわってしまいます。社会に出ると、時間内に求められた結果を出すことは当然です。だから、細部にこだわりすぎるのは時に問題になります。最近は、この短所に対処するために、「今、求められていることは何か?達成しなければなら ことは何か?」を紙に書き出して、意識しながら作業をするようにしています。時間に追われながらも細部を修正している、ということはなくなってきていま す。

  Điểm yếu của tôi là quá để ý đến tiểu tiết. Ví dụ khi làm bài thuyết trình ở Zemi,dù sắp đến deadline nhưng tôi vẫn cứ loay hoay chỉnh màu và font chữ. Sau này khi đi làm, điều quan trọng là cần phải hoàn thành công việc trong khoảng thời gian giới hạn. Khi đó, thì việc quá để ý đến tiểu tiết này của tôi chắc chắn sẽ có lúc gây ảnh hưởng. Gần đây, khi làm việc gì, tôi bắt đầu tập ý thức xem “ hiện giờ điều quan trọng nhất là gì ? Mình phải hoàn thành cái gì?”, bằng cách list ra giấy. Nhờ thế, việc tôi cứ loay hoay sửa những cái lặt vặt trong khi đang gần deadline như trước đây cũng bớt dần.

Q6: Thất bại, kỷ niệm buồn đáng nhớ

★ Ý đồ của câu hỏi

  • Đánh giá khả năng đứng sau thất bại của ứng viên. Trong công việc không phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi. Sẽ có lúc bạn gặp thất bại. Nếu chỉ gặp chút thất bại đã  ko vượt qua được, thì sẽ rất ảnh hưởng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng này của bạn thông qua cách bạn trả lời câu hỏi này
  • Xem cách bạn học hỏi và trưởng thành từ thất bại. Những người biết học hỏi và trưởng thành từ thất bại, là những người có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ xem bạn có phải là người có tiềm năng này ko thông qua cách bạn học hỏi và trưởng thành trong quá khứ.

★ Lưu ý khi trả lời

 Đừng chỉ đơn thuần dừng lại ở nội dung của thất bại. Điều nhà tuyển dụng quan tâm, ko phải là bạn đã trải qua thất bại gì, tâm trạng, cảm xúc của bạn khi đó ra sao, mà là cách bạn đã đối mặt với vượt qua nó như thế nào”.

★ Câu trả lời lỗi thường gặp

中学で生徒会の信任投票で私だけが落選してしまったことです。立候補が一人しかいなかったので信任投票だったのですが、私だけが落選してしまいました。非常にショックで立ち直れないほど落ち込みました。

Hồi cấp 2 tôi từng bị trượt trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của hội học sinh. Vì chỉ có một người ứng cử nên (nhà trường mới tổ chức) bỏ phiếu tín nhiệm, vậy mà tôi đã bị trượt. Tôi rất shock và đã buồn rầu ủ rũ rất lâu.

★ Hãy trình bày theo khung sau

・ Hãy kể câu chuyện về cách mình đã đứng lên như thế nàoHãy cho nhà tuyển dụng nhìn thấy khả năng RESTART再起力」của bạn thông qua câu chuyện về cách bạn đứng lên sau thất bại.

大学受験に失敗したが、前向きに考えて語学を必死に勉強して、TOEICのハイスコアをとれた.
(Tôi đã từng trượt đại học, nhưng kể từ đó tôi đã quyết tâm chăm chỉ học ngoại ngữ hơn và đã đạt điểm TOECI rất cao)

・ Đặt trọng tâm câu chuyện vào việc mình đã học được từ thất bạiNhà tuyển dụng không quan tâm nhiều đến nội dung của thất bại mà bạn đã gặp. Họ quan tâm đến cách bạn đối mặt, học hỏi và trưởng thành.

・ Không nói về những thất bại quátầm phào. Ở câu hỏi này, bạn cần thể hiện cách mình đối mặt, học hỏi & trưởng thành từ thất bại, nên đừng nói về những thất bại quá “tầm phào”, vì như vậy thì câu chuyện bạn kể sẽ ko có gì thú vị với người nghe như バイトの仕事がなかなか覚えられず、店長に怒られたことです。

Khung chung

  • 私の一番の失敗は〜です。(失敗の概要を話す)
    Thất bại đáng nhớ nhất của tôi là… (Giải thích qua về thất bại)
  • 最初は(感情)でしたが、(前向きな考え)と思い、〜をしました(失敗にどう向き合い、行動・努力したか?)
    Ban đầu tôi cảm thấy…., nhưng sau đó tôi nghĩ (tích cực hơn) và tôi đã ….(nói về những nỗ lực, hành động của bạn để vượt qua thất bại)
  • 結果、〜することができました(行動・努力した結果、どうなったか?)
    Kết quả là tôi đã…(nói về thành kết quả của hành động, nỗ lực)
  • この経験から、〜を学びました。(失敗経験から何を学んだか?)
    Từ kinh nghiệm đó, tôi đã học được…(Nói về điều đã học được)

Ví dụ: 

  • 肩を故障し、野球部を退部してしまったことです。小・中・高と野球に打ち込み、大学でも野球部に所属していました。厳しいレギュラー選抜に残るため、必死に練習に打ち込み、2年時にはピッチャーとしてレギュラーになることができました。しかし、練習過多がたたり、肩を故障し、もうピッチャーとしては続けられなくなってしまいました。

Kỉ niệm buồn đáng nhớ nhất của tôi là khi tôi bị chấn thương ở vai và phải ra khỏi đội bóng chày. Suốt từ hồi cấp 1-2-3, tôi cần mẫn luyện bóng chày, và cả khi vào Đại học cũng vào đội bóng. Tôi đã tập luyện chăm chỉ để vượt qua những vòng tuyển chọn gay gắt, và đến năm thứ 2 đã được thành tay ném của đội. Vậy mà chỉ vì luyện tập quá sức, tôi bị chấn thương ở vai và không thể tiếp tục được nữa.

  • 最初は、長年の目標が潰えたせいで何もする気になれませんでしたが、「後ろ向きに考えても仕方がない。別の道で努力してみよう」と、以前から興味があった簿記の勉強を始めることにしました。
Lúc đầu, tôi thật sự rất buồn. Mục tiêu của bao nhiêu năm bỗng chốc tan biến khiến tôi chẳng thiết làm gì. Nhưng rồi tôi nghĩ “ Mình cứ như thế này thì cũng chả thay đổi được gì. Thử cố cách khác xem sao”. Và thế là tôi bắt đầu lao vào học bút toán.
  • 野球で培った「努力する力」を活かし、16時間勉強し、3ヶ月で簿記2級を取得することができました。この経験から、挫折しても、前向きに努力することで道は開けるのだと感じることが出来たと思います。
Phát huy tinh thần nỗ lực có từ khi còn ở đội bóng chày, một ngày tôi tập trung học 6h, và sau 3 tháng đã đỗ cấp độ 2 của môn bút toán. Từ đó, tôi nhận ra rằng, dù có gặp chuyện không như ý, thì chỉ cần mình luôn nghĩ tích cực và nỗ lực thì sẽ một cánh cửa mới sẽ mở ra cho mình.

Tomoni cung cấp thông tin về xin việc tại Nhật, thuế, bảo hiểm, nenkin và nhiều thông hữu ích khác.

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...