Khi phỏng vấn xin việc tại Nhật, bạn không cần phải quá lo lắng về việc sử dụng kính ngữ, chỉ cần bạn có thể nói tiếng Nhật lưu loát, và trả lời đủ ý, đúng trọng tâm, ngắn gọn các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, là điểm số của bạn đã cao lên nhiều.
Phỏng vấn tuyển dụng ở Nhật gần như không hỏi nhiều về chuyên môn, mà các câu hỏi chủ yếu dùng để đánh giá tính cách, tầm nhìn, năng lực giải quyết vấn đề, quan hệ với xung quanh, định hướng sự nghiệp, khả năng trình bày vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu,.. của ứng viên. Nếu có sự chuẩn bị trước một cách kỹ càng, thì khả năng đậu phỏng vấn của các bạn đã tăng lên rất nhiều lần.
>> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 2)
> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 3)
>> Link: Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở Nhật (phần 4)
Q1. Lý do ứng tuyển (志望動機)
★ Ý đồ của câu hỏi
– Xác nhận lại nguyện vọng muốn vào công ty của bạn ở mức độ nào?
– Xác nhận lại xem việc mà bạn muốn làm và định hướng của công ty có phù hợp hay không?
– Phán đoán tính cách, con người bạn.
★ POINT
Tham khảo lại bài Các bước để viết lý do xin việc khi xin việc tại Nhật để chuẩn bị phần nội dung, sau đó tập cách nói tóm tắt, đủ ý trong khoảng tối đa là 90 giây.
Q2. Những việc từng nỗ lực làm khi còn đi học
★ Ý đồ của câu hỏi
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn phán đoán con người (人柄)và khả năng tiềm ẩn(今後の可能性)của ứng viên. Theo điều tra của Recruit, thì thực chất, nhà tuyển dụng không quá quan tâm đến hoạt động mà bạn đã nỗ lực đó là gì, mà điều họ quan tâm, là cách bạn đã nỗ lực ra sao. Việc bạn PR các thành tích trong các hoạt động mình đã làm không hề có hiệu quả như bạn tưởng.
★ POINT
Thay vì PR đơn thuần về các hoạt động mà mình đã làm, hãy trình bày sao cho nhà tuyển dụng thấy được con người và khả năng tiềm ẩn của bạn qua hoạt động đó.
★ Hãy trình bày theo khung sau
1. Việc mà tôi đã từng nỗ lực trong thời sinh viên là…
(Đi từ kết luận trước giúp người nghe nắm bắt nhanh nội dung)
2. Động cơ, suy nghĩ khiến bạn hành động, nỗ lực như vậy khi đó
(Qua đó sẽ giúp truyền đạt được ý: Bạn là người như thế nào)
3. Trình bày ngắn gọn về mục tiêu/ vấn đề bạn cần giải quyết khi làm việc đó
(Bằng cách này, giúp câu chuyện đi vào trọng tâm, không lan man)
4. Bạn đã có những hành động cụ thể nào, cố gắng cụ thể ra sao để đạt được mục tiêu đó/ giải quyết vấn đề đó.
(Qua đó sẽ thể hiện được cách mà bạn nắm bắt và giải quyết vấn đề trong công việc)
5. Kết quả đạt được ra sao
(Bằng cách trình bày cụ thể kết quả của sự việc trước và sau khi bạn hành động và cho thấy năng lực của bạn)
★ Ví dụ
1. Việc mà tôi đã từng nỗ lực trong thời sinh viên là?
学生時代に力を入れたのは、ゴルフショップでのアルバイトで新規会員を100人増やした経験です。
2. Động cơ, suy nghĩ khiến bạn hành động, nỗ lực như vậy khi đó
働いていた店舗の売上が低下したため、店長から新規会員を増やすよう依頼されました。「100人くらいは集められますよ」と軽い気持ちでいってしまったのですが、自分の言葉には責任をもとうと、目標を達成するため努力しました。
3. Bạn đã có những hành động cụ thể nào, cố gắng cụ thể ra sao để đạt được mục tiêu đó giải quyết vấn đề đó.
具体的には、セール情報・クーポンのついた会員限定メルマガを始め、お客様に会員になるメリットを設けて、訴求しました。また、お客様に自分から積極的に話しかけ、コミュニケーションをとり、会話の中で会員登録を自然に提案していきました。
- Click để xem phần dịch
- Cụ thể, tôi bắt đầu gửi news letter có kèm các thông tin sales/ coupon giảm giá cho các thành viên để cho khách hàng thấy là khi trở thành hội viên thì họ sẽ có rất nhiều lợi ích. Ngoài ra, tôi cũng tích cực bắt chuyện với khách hàng, giao lưu với họ và qua cuộc trò chuyện với khách, tôi đề xuất việc đăng ký hội viên với họ 1 cách thật tự nhiên.
4. Kết quả đạt được ra sao.
この結果、新規会員を100人増やすことに成功しました。
Q3: Tự giới thiệu(自己紹介)
★ Ý đồ của câu hỏi
– Muốn biết về khả năng, những điểm đặc trưng của bạn. Khi được đề nghị giới thiệu về bản thân, đừng chỉ giới thiệu mỗi họ tên, trường lớp,… Ngoài các thông tin đó, hãy PR về bản thân thật ngắn gọn.
– Đánh giá xem, trong khoảng thời gian ngắn, bạn có thể giới thiệu nói về bản thân ra sao để gây thiện cảm với người nghe. Qua đó họ sẽ phán đoán xem, trong công việc sau này, khi được đòi hỏi phải presentation một vấn đề nào đó, hoặc khi gọi điện thoại cho đối tác để giới thiệu dịch vụ của công ty, bạn có thể trong thời gian ngắn trình bày được tốt ko.
★ POINT
Thời gian lý tưởng để giới thiệu bản thân là 60-90 giây.
★ Lưu ý khi trình bày
- Giới thiệu profile cơ bản + hoạt động mình đã nỗ lực trong 60 giây
Do đây là phần tự giới thiệu, nên đương nhiên phải có các thông tin cơ bản về tên, trường lớp, ngành học. Ngoài ra, để PR được về năng lực, sở trường của bản thân, hãy trình bày ngắn gọn về những hoạt động mình đã nỗ lực làm, cách thức cụ thể mình đã nỗ lực như thế nào.
- Chuẩn bị sẵn một câu Catch Copy nói về bản thân để tạo ấn tượng.
Lưu ý, đừng nhầm catch copy này với lời nhắn nhủ, tuyên ngôn sống của bạn. Đây là câu miêu tả ngắn gọn nhưng ấn tượng về điểm mạnh của bạn.
- Tạo ra mạch triển khai cho câu chuyện từ phần giới thiệu này
Bạn có thể hướng mạch của cuộc phỏng vấn theo hướng mình muốn bằng cách khi kể câu chuyện về những việc mình đã nỗ lực, hãy tiết chế nội dung vừa đủ để gây tò mò với người phỏng vấn và khiến họ muốn hỏi thêm.
★ Ví dụ
- ○大学○学部の、○○と申します。私は「飛び込んでいく」人間です。未経験でも自分が成長できるチャンスがあれば、恐れずに、挑戦してきました。
- 今までで一番チャレンジングだったのは、海外インターンでインドの企業で働いた経験です。スキルもなく、語学もいまいちで、最初は全く貢献できませんでした。
- ただ、「飛び込んでいく」精神で、恥をかく事承知で、わからないことは同僚にどんどん質問し、自宅で学んだことを必ず振り返るようにしました。さらに、業務に関連する書籍があれば、英語でしたが時間をかけて読み込んでいきました。
- 結果、2週間ほどで業務内容も理解できるようになり、後半では業務改善提案を自分でもできるようになりました。この「飛び込んでいく」精神は、貴社が重視しているフロンティアスピリッツとも一致すると考えます。本日はよろしくお願い致します。
Tomoni cung cấp thông tin về xin việc tại Nhật, thuế, bảo hiểm, nenkin và nhiều thông hữu ích khác.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận