Tổng hợp: Kinh nghiệm làm bài thi EJU

Ngày 1 tháng 11 năm 2020 vừa rồi, MPKEN JuKu đã tổ chức một buổi seminar với sự tham gia của 4 anh chị sempai kỳ cựu của MPKEN JuKu để cùng trò chuyện giải đáp thắc mắc với các bạn học sinh sinh viên Việt Nam về kinh nghiệm làm bài thi EJU.

Đặc biệt, trong buổi Seminar các anh chị sempai cũng đã giải đáp trực tiếp những thắc mắc từ các bạn về các bí quyết chinh phục kỳ thi EJU. Nhận thấy những thắc mắc của các bạn tham gia cũng là câu hỏi chung của các bạn sinh viên muốn du học Đại học Nhật Bản nên hôm nay MPKEN JuKu sẽ tổng hợp lại những nội dung “highlight” quan trọng trong buổi Seminar nhé!

Trong buổi Seminar có sự tham gia của 4 anh chị Sempai đang giảng dạy tại MPKEN JuKu:
・Sempai Hoàng Hữu Phong – Sinh viên Đại học Waseda
・Sempai Lăng Thị Kiều – Sinh viên Đại học Nông nghiệp Tokyo
・Sempai Nguyễn Ý Nhi – Sinh viên Đại học Reitaku
・Sempai Lý Đình Anh Tuấn – Sinh viên Đại học Tokyo Denki
・MC Quế Chi – Sinh viên Đại học Asia, nhân viên MPKEN

I. Tổng quan về EJU và các trường đại học 
🎤 Câu hỏi 1: Kỳ thi EJU là gì? Các trường đại học Nhật có yêu cầu EJU không?
Khi cân nhắc con đường chinh phục Đại học Nhật Bản, hầu hết các bạn học sinh đều biết đến kì thi EJU – kỳ thi đánh giá lực học cơ bản và năng lực tiếng Nhật dành cho những học sinh người nước ngoài khi muốn thi vào các trường đại học tại Nhật Bản. Kỳ thi EJU được tổ chức 2 lần mỗi năm vào tháng 6 và tháng 11. Kết quả của kì thi EJU là một trong những điều kiện quan trọng khi nhập học tại các trường Nhật Bản. Tuy vẫn có một số trường không xem xét điểm thi EJU nhưng những trường này rất hiếm.

Ngoài ra, khi có ý định du học Nhật Bản, các bạn du học sinh đều rất băn khoăn giữa ưu điểm nhược điểm của các trường quốc lập, công lập (trường công) và dân lập (trường tư) tại Nhật đúng không nào? Tuy mỗi trường có điểm mạnh điểm yếu khác nhau, nhưng cơ bản các bạn có thể nhìn vào bảng so sánh dưới đây do MPKEN tổng hợp để xem trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhé!

Trường quốc lập, công lập

Trường dân lập

Ưu điểm Học phí rẻ (trung bình 50 – 60 vạn yên/năm) (Giá đã giảm dành cho du học sinh) – Thời gian thi sớm (tháng 6 – 12)
– Nhiều du học sinh từ các nước
Cơ sở vật chất tốt
Nhược điểm – Thời gian thi trễ (tháng 1,2)
– Tỉ lệ cạnh tranh cao
– Chương trình học nặng
Học phí cao (trung bình 80 – 100 vạn yên/năm) (Giá đã giảm dành cho du học sinh)

Xem thêm: 
Thông tin các trường đại học Nhật Bản
Thông tin tuyển sinh các trường đại học Nhật Bản năm 2021

🎤 Câu hỏi 2: Vậy ngưỡng điểm “an toàn” đủ điều kiện đỗ vào Đại học thông thường là bao nhiêu? Điểm chuẩn các trường từ top đầu đến tầm trung là bao nhiêu?
Nếu các bạn đạt từ 220 – 240 điểm trở lên môn Tiếng Nhật là đủ điều kiện vào các trường đại học thông thường. Còn nếu xem thang điểm tiêu chuẩn chung Tiếng Nhật EJU thì như sau:
・Các trường TOP đầu: 340 điểm trở lên
・Các trường hạng trung: 280 điểm trở lên
・Các trường thông thường: 220 điểm trở lên
Các bạn có thể xem điểm chung tham khảo cụ thể các trường tại đây:
Trong buổi seminar, các sempai đang giảng dạy tại MPKEN JuKu còn rất nhiệt tình chia sẻ về “bí quyết” làm bài thi cho từng môn nữa. 4 sempai sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi EJU trong những môn khác nhau.
II. Sempai chia sẻ kinh nghiệm

1. Phần thi viết luận môn Tiếng Nhật

Người trình bày: Sempai Nguyễn Ý Nhi

Sempai Nhi: Thời gian viết luận sẽ là 30 phút. Trong đó, các bạn chọn 1 trong 2 đề để viết bài luận giới hạn 500 chữ. Chủ đề viết luận thường gần gũi với cuộc sống yêu cầu người viết đưa ra ý kiến của bản thân hay tán thành hay không tán thành với đề mà trường đưa ra.

Một bài viết luận thường có dàn ý như sau. Đầu tiên là đưa ra vấn đề chung tức là nêu lại vấn đề trong đề bài. Bước tiếp theo là đặt vấn đề nghị luận ví dụ như đây là vấn đề tốt hay không tốt. Các bạn cần chú ý mỗi đoạn văn là một luận điểm rõ ràng, không nên để quá nhiều luận điểm vào một đoạn văn. Điều quan trọng là thí sinh cần giải thích được rõ ràng luận điểm. Ở cuối bài, các bạn nhớ chốt lại bằng cách tóm tắt những luận điểm đưa ra nhé!

CHỈ VỚI 980Y/THÁNG BẠN SẼ TIẾP CẬN VÀ ĐỌC KHÔNG GIỚI HẠN KHO SÁCH KHỔNG LỒ TRONG THƯ VIỆN KINDLE UNLIMITTED CỦA AMAZON —> CLICK VÀO LINK BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.

MC: Thông thường các trường Đại học chỉ có khoảng từ 30’ đến 1 tiếng để hoàn thành bài luận của mình. Đây là một khoảng thời gian khá ngắn. Chị Nhi ơi, chị có những tips nào để có thể hoàn thành một bài luận hoàn chỉnh trong khoảng thời gian ngắn như vậy không ạ.

Sempai Nhi: Ừ, chị công nhận là thời gian khá là ngắn, do đó khi viết luận em nên nêu ra một vấn đề cụ thể. Khi viết luận, chị biết sẽ có nhiều nhiều bạn có nhiều ý muốn đưa ra nhiều luận điểm nhưng chúng mình nên tập trung vào những luận điểm chính và phân tích sâu sao cho thuyết phục được người đọc hơn. Một điều quan trọng nữa là mình cần đọc kỹ đề các bạn nhé! Đọc kỹ đề sau đó nháp bố cục của mình ra giấy. Có bố cục rõ ràng sẽ khiến cho bản thân mình đỡ bị rối hơn và các ý trở nên mạch lạc từ đầu đến cuối. Các bạn nên chia rõ ra thời gian làm từng phần, một tips nho nhỏ đó chính là các bạn cần dành thời gian để kiểm tra chính tả cuối bài các bạn nhé! Các bạn lưu ý, từ nối (接続詞) cũng rất là quan trọng nhé. Có từ nối sẽ khiến bài của mình trở nên mạch lạc hơn nhiều đó. Tuy nhiên, dù có phương pháp hay đến đâu quan trọng nhất vẫn là luyện tập. Các bạn nhớ luyện viết thật nhiều nhé!  

2. Phần thi nghe môn Tiếng Nhật

Người trình bày: Sempai Lăng Thị Kiều

Sempai Kiều: Khi đi thi nghe EJU thường có 2 dạng bài, dạng bài Nghe – Đọc hiểuNghe hiểu tổng cộng 27 câu trong vòng 55 phút. Chủ đề của bài nghe thường rất đa dạng, phong phú. Khác với JLPT, nội dung thi EJU liên quan đến một lĩnh vực nào đó như chính trị, lịch sử, xã hội.

Các tips khi luyện nghe chị muốn chia sẻ với các bạn như sau. Đó là không nên nóng vội khi nghe, bất kì kỹ năng nào cũng cần thời gian luyện tập nên các bạn hãy cố gắng mỗi ngày đều nghe một ít nhé! Một điểm quan trọng nữa là nghe nhiều không bằng nghe chắc.

Khi thi nghe sẽ có chủ yếu là 4 dạng bài và có những tips khác nhau với từng dạng bài. Ở dạng bài Nghe – Đọc hiểu, các bạn nên tận dụng 5 giây chuyển câu để chủ động nhìn hình ảnh của câu còn lại. Còn ở dạng bài Nghe – Hiểu các bạn nên tận dụng giấy ghi chú. Dạng bài hội thoại rất quan trọng câu nói cuối cùng của nhân vật được hỏi. Cuối cùng, dạng bài độc thoại cần chú ý đến liên từ, cảm xúc của người nói.

Có một số bạn cũng hay hỏi chị rằng: “Có nên ghi chú lúc đang đi thi không? Do ghi chú sẽ dễ bị mất tập trung và không nghe được nội dung. “Câu trả lời của chị đó là chúng mình nên ghi chú để tránh quên nội dung của bài nghe ấy. Cách ghi chú sao cho đúng chúng mình sẽ cùng nhau luyện tập trong lớp luyện thi của MPKEN JuKu nhé! Khi làm bài cũng không nên phân vân quá nhiều. Câu nào đã qua hãy cho qua các bạn nhé!

Xem thêm: Kinh nghiệm luyện thi vào đại học của sempai Lăng Thị Kiều 

3. Phần thi đọc hiểu môn Tiếng Nhật

Người trình bày: Sempai Hoàng Hữu Phong

Sempai Phong: Như các bạn đã biết, môn đọc hiểu sẽ chỉ có 40 phút, nhưng lại có rất nhiều bài đọc ngắn và dài. Tổng là có 25 câu hỏi17 bài đọc. Trước hết, chúng mình cần có một vốn tiếng Nhật rất là chắc. Chúng mình cũng cần học cách tư duy theo kiểu người Nhật. Cụ thể như việc mình cần phải học cách phân tích cấu trúc câu thật là chính xác.

Mình cũng cần tra cứu một cách thông minh khi học tiếng Nhật. Khi học ngoại ngữ không chỉ quan trọng là mình thông minh là mình cần chăm chỉ và đam mê. Mỗi ngày chúng mình sẽ học một chút tích tiểu thành đại hay dân gian còn nói là “Trăm hay không bằng tay quen”.

Xem thêm: Tài liệu ôn thi EJU khối xã hội

4. Môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên

Người trình bày: Sempai Lý Đình Anh Tuấn

Sempai Tuấn: Trước ngày thi, điều quan trọng nhất là chúng mình cần chuẩn bị một tâm thế thật tốt trước ngày thi. Chúng mình không nên làm baito trước ngày thi nhé. Khi thi Toán hay các môn tự nhiên, việc tinh thần bị phân tán rất dễ xảy ra nên các bạn cần rèn luyện cho mình sự tập trung. Một điều anh cần nhấn mạnh đó là mình cần đọc kỹ đề, đọc kỹ từ ngữ ghi trong đề.

Các bạn Việt Nam khi sang đây chắc hẳn sẽ thắc mắc không biết môn Toán ở đây có gì khác không. Để giải đáp cho câu hỏi này, nội dung mà mình học từ cấp 3 là hoàn toàn đủ để vận dụng kỳ thi EJU. Tuy nhiên, cái khác nhau là ở trong cách hỏi của đề thi. Ở đề tiếng Nhật sẽ có một dàn bài suy luận của mình cho một câu hỏi. Sẽ có một câu hỏi lớn mà được giải thích bằng các câu hỏi nhỏ và sau đó sẽ dẫn mình đến đáp án cuối cùng của đề. Các bạn cần nắm bắt được ý người ta sẽ hỏi các bạn.

*Giới thiệu sách hay:
日本留学試験対策問題集 ハイレベル総合科目

Một trong những đầu sách phải có của các sĩ tử đang ôn luyện EJU môn tổng hợp. Cuốn sách có lối diễn đạt dễ hiểu, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề nên rất dễ đọc, dễ thuộc. Hơn nữa sách còn có các câu hỏi bài tập để các bạn dễ dàng ôn tập.

Đề toán EJU các năm trước thường chia làm 4 phần lớn. Khi làm bài, chúng mình nên chia đều thời gian làm cả 4 phần này. Mỗi phần đều có những câu hỏi khó và câu hỏi dễ lẫn lộn nhưng đúng 20 phút thì mình nên chuyển qua làm phần khác. Nếu mình dành quá nhiều thời gian làm một phần thì sẽ dễ bị lỡ mất điểm câu dễ ở phần khác. Các bạn cũng nên làm dứt điểm các câu. Các bạn chỉ cần sai một công đoạn sẽ dẫn đến câu trả lời phía sau bị sai. Đó là những chia sẻ anh muốn gửi đến các bạn. 

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm tự học EJU – Khối tự nhiên (理系)

Vậy là phần chia sẻ của các Sempai đã kết thúc buổi Seminar của MPKEN JuKu ngày hôm nay. Sau phần chia sẻ của các Sempai, MPKEN JuKu đã cùng các bạn tham gia trả lời hỏi đáp những thắc mắc về học Đại học tại Nhật. Chi tiết MPKEN JuKu sẽ viết trong bài tổng hợp trả lời thắc mắc của các bạn sinh viên trong bài tiếp nhé! 

Hiện nay có rất nhiều trường có xu hướng sử dụng bài luận và phỏng vấn để đánh giá thí sinh người nước ngoài. Đặc biệt là thí sinh từ các nước không sử dụng chữ Hán như Việt Nam. Nếu bạn có băn khoăn về bài luận của mình, hãy liên lạc với MPKEN JUKU ngay để được tư vấn hỗ trợ hồ sơ thi đại học.
Hãy đăng ký sớm để được hỗ trợ sớm bạn nhé!
Đăng ký tại: Bit.ly/MpkenJuku

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...