Tokutei Gino – Quy định về việc khấu trừ bảo hiểm và nenkin dựa vào thời điểm chuyển việc/vào công ty

Nộp bảo hiểm và nenkin là nghĩa vụ của người lao động khi làm việc tại Nhật được quy định bởi phát luật Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tính tiền bảo hiểm và nenkin vẫn gây nhiều hoang mang cho người lao động, nhất là trong các trường hợp xin nghỉ việc/chuyển việc mà việc tính bảo hiểm, nenkin rất khác nhau.

Vậy dựa vào thời điểm nghỉ việc/ chuyển việc mà số tiền nenkin và bảo hiểm bị khấu trừ sẽ khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ở phần dưới đây nhé.

Tiền bảo hiểm xã hội (社会保険料) phải đóng là tổng số tiền bảo hiểm y tế, nenkin và bảo hiểm việc làm. Mỗi tháng, tiền bảo hiểm sẽ bị trừ trực tiếp vào tiền lương. Tiền bảo hiểm sẽ được khấu trừ như nhau cho dù nhân viên vào làm việc tại công ty vào ngày 1 hay ngày 15 của tháng.

Khi mới vào công ty, ngoài tiền bảo hiểm xã hội nói trên, nhân viên còn bị khấu trừ tương đương một tháng tiền bảo hiểm xã hội để “điều chỉnh bảo hiểm công ty” (社保調整). Lý do là theo quy định, tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng nào thì khấu trừ từ tiền lương của tháng đó. Ví dụ: Tiền bảo hiểm xã hội tháng 12 → Thu từ tiền lương tháng 12. Tuy nhiên, do khi mới vào công ty, thời điểm nhận lương của tháng này là vào tháng tiếp theo, nên việc khấu trừ bảo hiểm sẽ diễn ra như dưới đây.

Ví dụ trường hợp làm việc tại công ty vào tháng 11:

Tiền bảo hiểm xã hội của từng tháng Thời điểm khấu trừ Giải thích
Tháng 11 Khấu trừ từ tiền lương tháng 12 Bởi vì tiền lương tháng 11 không có nên sẽ khấu trừ từ tiền lương tháng 12
Tháng 12 Khấu trừ từ tiền lương tháng 1 Tiền lương tháng 12 ít nên sẽ bị khấu trừ vào tiền lương tháng 1
Tháng 1 Khấu trừ từ tiền lương tháng 1 Khấu trừ theo quy định (tháng nào trừ vào lương tháng đó)
Tháng 2 Khấu trừ từ tiền lương tháng 2 Khấu trừ theo quy định (tháng nào trừ vào lương tháng đó)
Tháng 3 Khấu trừ từ tiền lương tháng 3  Khấu trừ theo quy định (tháng nào trừ vào lương tháng đó)

Trong trường hợp nghỉ việc vào thời điểm trong tháng, thì tiền bảo hiểm xã hội của tháng đó sẽ không bị khấu trừ.

Xem thêm:

Cách đọc bảng lương của công ty Nhật 

Điểm khác nhau giữa visa Kỹ năng đặc định loại 1 và 2:

Trường hợp nghỉ việc vào giữa tháng:

Vào công ty tháng 11 năm 2021 → nghỉ việc vào ngày 15 tháng 3 năm 2022.

11/2021 12/2021 1/2022 2/2022 3/2022 4/2022
Vào công ty/Nghỉ việcviệc Vào công ty ngày 23 Nghỉ việc ngày 30
<Tiền bảo hiểm xã hội phát sinh X
Trả lương Lương tháng 11 Lương tháng 12 Lương tháng 1 Lương tháng 2 Lương tháng 3
Tháng khấu trừ bảo hiểm xã hội

(Tháng nào trừ tháng đó)

①・② X

 

Trường hợp nghỉ việc vào cuối tháng: 

Vào công ty tháng 11 năm 2021 →nghỉ việc vào cuối tháng 3 năm 2022.

11/2021 12/2021 1/2022 2/2022 3/2022 4/2022
Vào công ty/Nghỉ việc Vào công ty ngày 23 Nghỉ việc ngày 15
Tiền bảo hiểm xã hội phát sinh  X X
Trả lương Lương tháng 11 Lương tháng 12 Lương tháng 1 Lương tháng 2 Lương tháng 3
Tháng khấu trừ bảo hiểm xã hội

(Tháng nào trừ tháng đó)

①・② X X

 

* Chú ý: Trong trường hợp nghỉ việc vào thời điểm giữa tháng và vào làm tại một công ty mới vào tháng sau thì tiền bảo hiểm sẽ tính như sau:

11/2021 12/2021 3/2022 4/2022 5/2022
Vào công ty/Nghỉ việc Vào công ty ngày 23 Nghỉ việc ngày 15 Vào công ty khác ngày 1/4
Tiền bảo hiểm xã hội phát sinh  X
Trả lương Lương tháng 11 Lương tháng 2 Lương tháng 1
Tháng khấu trừ bảo hiểm xã hội

(Tháng nào trừ tháng đó)

①・②  X

Không bị khấu trừ

Phần tiền bảo hiểm tháng 3 được tính là chưa nộp.

 

Ngày 15 tháng 3 đã nghỉ việc nên phần bảo hiểm xã hội tháng 3 không bị khấu trừ.

→ Ngày 1 tháng 4 gia nhập công ty mới thì phần bảo hiểm xã hội tháng 3 cũng không bị khấu trừ, nên sẽ trở thành “Phần tiền bảo hiểm chưa được thanh toán” (Sau này phải thanh toán phần đó).

Xem thêm:

Tìm hiểu về visa kỹ năng đặc định 特定技能 (phần 1): So sánh với visa tu nghiệp

Điểm khác nhau giữa visa Kỹ năng đặc định loại 1 và 2:

Khi nghỉ việc và chuyển việc vào công ty mới, tiền bảo hiểm và nenkin cũng thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào thời điểm nghỉ việc và chuyển việc. Vì thế bạn cần tham khảo kỹ cách khấu trừ tiền bảo hiểm và nenkin theo quy định của pháp luật Nhật để tránh những thắc mắc và bất mãn không cần thiết các bạn nhé. 

Nếu vẫn còn những băn khoăn, trăn trở về tiền bảo hiểm và nenkin khi nghỉ việc, chuyển viêc thì bạn có thể inbox về fanpage MPKEN HR (https://www.facebook.com/mpkenhr) để được giải đáp các bạn nhé.

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu

Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken

 

 

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...