Giới thiệu một chút về công việc của bạn đi ?
Hiện tại mình đang làm công việc Kỹ sư Thiết kế kết cấu công trình. Công việc chủ yếu của mình là tính toán về phần kết cấu của công trình nhà dân và các công trình nhà cao tầng. Nói để các bạn dễ hình dung, là mình tính toán tiết diện của cái cột cái,dầm sao …cho công trình đảm bảo điều kiện bền vững.
Hãy chia sẻ một chút về quá trình xin việc của bạn ?
Mình học xong đại học ở Việt Nam, qua Nhật 2 năm học trường tiếng theo chương trình học bổng phát báo. Đến giữa năm thứ 2( khoảng tháng 7) mình bắt đầu đi xin việc tại Nhật. Sau khi tìm hiểu, mình biết tới khóa hỗ trợ kỹ năng xin việc do MPKEN tổ chức miễn phí. Mình đăng kí tham gia, và may mắn được vào học cùng khoảng 20 bạn khác cũng đang trong quá trình đi tìm việc như mình. Trong quá trình 10 buổi học, bọn mình được học cùng 2 thầy người Nhật, được cùng học các kỹ năng viết CV, luyện phỏng vấn, tìm thông tin tuyển việc. Gần kết thúc khoá học thì mình được MPKEN giới thiệu cho một công ty về thiết kế – xây dựng ở Tokyo và có trụ sở ở cả một số thành phố khác của Nhật. Nội dung công việc hoàn toàn phù hợp với kiến thức mình đã học ở Đại học, và là công việc mình muốn làm, nên mình đã quyết định ứng tuyển (lúc đó mình cũng đang ứng tuyển một vài chỗ khác nữa rồi). Sau nhiều vòng phỏng vấn, cộng thêm sự chỉ dạy tận tình của MPKEN mình đã may mắn nhận được naitei.
Công việc hiện nay có giống với hình dung của bạn không ?
Về cơ bản, vì là nghành kĩ thuật, nên chu trình làm việc không khác nhiều so với những gì mình đã được đào tạo tại Việt Nam. Có thể nói công việc thiết kế kết cấu ở nước nào cũng đều có 1 chu trình gần giống nhau cả. Nhưng đi vào từng chi tiết, thì do tiêu chuẩn của Nhật khác tiêu chuẩn của Việt Nam. Nên khi tính toán lúc đầu mình đã bỡ ngỡ rất nhiều. Và gần như phải học lại hoàn toàn tiêu chuẩn tính toán của Nhật. Theo đó, nếu bạn nào học chuyên nghành giống mình cũng biết, các phần mềm tính toán kết cấu ở Việt Nam thường dùng như là..ETABS, SAP…Nhưng ở Nhật họ dùng phần mềm chuyên dụng của họ đó là SS3, SEIN… Nên phần mềm tính toán mình cũng phải học mới lại từ đâu.
Bạn gặp khó khăn gì khi mới đi làm không?
Nói về khó khăn, thì điều làm mình lo lắng nhất đó là từ vựng chuyên ngành. Vì mình không học trường senmon, hay đại học ở Nhật. Tiếng Nhật tại trường tiếng, thường không có những từ vựng chuyên nghành. Nên với vốn tiếng nhật còn hạn chế. Lúc đầu mình đã rất khó khăn khi nghe sempai nói về nội dung công việc. Nhưng với quan điểm, “ cái khó được giải thích bằng cái dễ” nên khi gặp từ vựng chuyên nghành không hiểu, mình hỏi các sempai, tra từ điển Nhật-Nhật, rồi mua sách chuyên ngành về vừa để ôn lại kiến thức chuyên ngành, vừa nâng cao từ vựng chuyên ngành.
Điều gì khiến bạn hứng thú với công việc này?
Điều làm mình hứng thú với công việc hiện tại đó là, mình được thực hiện ước mơ của mình. là được thiết kế ra những công trình vững chắc. Ngoài ra, mình còn được học hỏi thêm cách tính toán , quan điểm của khi người Nhật khi xây dựng một công trình. Chắc hẳn các bạn biết, Nhật Bản là nước nhiều động đất, nên để công trình không bị sập sau những trận động đất, họ có một nền kỹ thuật xây dựng rất tiên tiến và an toàn. Mỗi ngày, mỗi ngày, mình học hỏi thêm được một điều trong quan niệm tính toán đó, mình càng muốn hiểu thêm hơn về kỹ thuật xây dựng của họ. Đó có lẽ đó là động lực để mình cố cày những cuốn sách khô khan, khó hiểu, và thực sự đau đầu…
Bạn thấy mình trưởng thành thế nào qua công việc?
Sau những ngày chập chững bước vào nghề, với một đống từ vựng chuyên ngành, và một tá những công thức, những tiêu chuẩn. Mình dần dần hiều thêm, hay nói cách khác là tự mình thấm dần quan điểm tính toán xây dựng của họ.
Ngoài ra mình còn được giao lưu với các sempai Nhật nhiều hơn, hiểu hơn cách suy nghĩ, nói chuyện ..cách ứng xử với senpai và đồng nghiệp. Mặc dù vẫn chưa thể độc lập làm việc một mình, và còn nhiều điều chưa hiểu về tiêu chuẩn xây dựng của Nhật Bản. Nhưng mình rất muốn khám phá nó và mình sẽ cố gắng hết sức để thực hiện.
🍀Tham khảo các thông tin tuyển dụng hiện có tại MPKEN
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận