Khi sống và làm việc ở Nhật, bạn có biết từ năm 1990 trở đi hầu như lương của người Nhật đều không tăng. Vậy đâu là lời giải thích cho sự ổn định “kì lạ” này? Hãy cùng Tomoni tìm hiểu lý do cho một chủ đề vẫn còn đang gây ra rất nhiều tranh cãi này nhé.
Nếu nhìn vào bảng thống kê lương cơ bản của người Nhật từ năm 1990 ta thấy lương của người Nhật trong suốt 27 năm chỉ tăng có 70000 yên. Theo khảo sát tiền lương thực tế của cơ quan Thuế, mức lương trung bình của người Nhật năm 1990 là 4,252,000 yên / năm. Mức lương trung bình tăng liên tục từ năm 1990 và đạt đỉnh năm 1997 với con số 4,673,000 yên / năm. Tuy nhiên trong suốt quãng thời gian sau đó mức lương trung bình giảm mạnh và đạt con số 4,322,000 yên / năm vào năm 2017.
Xem thêm:
Những khó khăn của Nhật Bản trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao người nước ngoài
Cách nhận biết và đối phó với thông tin tuyển dụng ảo
Nhìn vào bảng số liệu mức tăng lương cơ bản của nước ngoài thì ta có thể thấy rõ hơn. Nếu coi mức lương năm 1997 là mốc thì:
- Thụy Điển: mức lương tăng 38.4%
- Úc: mức lương tăng 31.8%
- Pháp: mức lương tăng 26.4%
- Anh: mức lương tăng 25.3%
- Đan Mạch: mức lương tăng 23.4%
- Đức: mức lương tăng 16.3%
- Mỹ: mức lương tăng 15.3%
- Nhật: mức lương giảm 10.3%
Như vậy Nhật đã giảm hơn 10% dù 7 quốc gia phát triển còn lại hầu như ít nhất đều tăng 10% mức lương cơ bản mỗi năm.
Chính quyền dưới thời của thủ tướng Abe tự hào rằng nền kinh tế dưới thời kì của ông đã tạo thêm ra rất nhiều việc làm nhưng lý do tại sao mức lương cơ bản vẫn không tăng vẫn còn là một ẩn số.
Một trong những giả thuyết ở đây đó chính là do sự suy yếu của những liên đoàn lao động và ngày càng nhiều công ty áp dụng chế độ tuyển dụng nhân viên theo kì hạn hợp đồng nhiều hơn. Để có thể hiểu rõ hơn lý do về sự mâu thuẫn này, ta sẽ cần phải hiểu 5 lý do cơ bản dưới đây:
- Sự suy yếu của các công đoàn lao động
- Gia tăng chế độ tuyển dụng nhân viên hợp đồng
- Ảnh hưởng của việc dân số già hóa
- Các doanh nghiệp không tăng lương cho người lao động
- Mức lương tụt dốc do chậm trễ trong việc bãi bỏ các quy định
CHỈ VỚI 980Y/THÁNG BẠN SẼ TIẾP CẬN VÀ ĐỌC KHÔNG GIỚI HẠN KHO SÁCH KHỔNG LỒ TRONG THƯ VIỆN KINDLE UNLIMITTED CỦA AMAZON —> CLICK VÀO LINK BANNER DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.
Do những tác động của nền kinh tế bong bóng, kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy thoái từ những năm 1990. Khác với Mỹ hay các nước châu Âu, doanh nghiệp Nhật sẽ không ứng phó với suy thoái kinh tế bằng cách cắt giảm nhân sự mà thay vào đó họ sẽ thay đổi phương pháp điều chỉnh lương cơ bản mà vẫn giữ việc làm cho người lao động. Đây là một điểm khác biệt rõ ràng của Nhật: thay vì cắt giảm nhân sự thì sẽ giảm lương của toàn thể nhân viên công ty xuống – thể hiện tính đặc thù quan hệ lao động của người Nhật.
Ở Mỹ, cho dù nhân viên đó có làm việc 20 năm nhưng nếu chất lượng công việc không hiệu quả sẽ bị cắt giảm ngay lập tức. Có nghĩa là công đoàn lao động sẽ cho phép họ sa thải nhân viên nếu cần thiết. Như ông Carlos Ghosn đã giúp Nissan Motor khỏi phá sản bằng cách cắt giảm chi phí bằng việc sa thải hàng loạt nhân viên. Khác với Nhật, tư tưởng giải quyết trực diện vấn đề là một đặc thù của các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu.Tuy nhiên các công đoàn lao động của Nhật Bản thường muốn bảo vệ những thành viên trong nhóm công ty mình nên sẽ không còn nhiều động lực để cạnh tranh. Khác với châu Âu phân chia các công đoàn theo ngành thì Nhật sẽ phân chia theo các nhóm doanh nghiệp. Nếu kết quả kinh doanh trở nên tệ thì họ sẽ nghĩ cách thu hẹp quy mô hoạt động.
Xem thêm:
Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 1)
Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 2)
Việc sửa đổi luật lao động của chính quyền chính phủ Koizumi đã tạo ra một thay đổi lớn trong hình thức tuyển dụng của Nhật. Điều này khiến các công ty dễ dàng thuê nguồn lao động không chính thức với mức lương thấp. Đây cũng là một trong những lý do khiến tiền lương cơ bản không tăng trong suốt 25 năm.
Thuê nhiều nhân viên hợp đồng khiến các công ty Nhật Bản giảm chi phí lao động và cũng giúp tránh công ty giảm bớt hiệu quả kinh doanh. Nếu các doanh nghiệp Nhật Bản có thể mở rộng nguồn nhân sự nước ngoài hiệu quả hơn thời kì đó thì đã có nhiều doanh nghiepj phát triển được thành các công ty toàn cầu.
Các xưởng sản xuất điện thoại di động giờ chỉ còn sản xuất những linh kiện nhỏ. Ngành công nghệ đồ điện tử trong nhà mà trước vốn dĩ là thế mạnh của Nhật như Toshiba và Sharp giờ cũng đều bị các công ty nước ngoài mua lại hoặc chiếm phần trăm cổ phần.
Nguồn lao động bán thời gian ở Nhật bây giờ đối diện với nguy cơ bị bỏ mặc, tỷ lệ sinh thấp, dân số già cùng lương thấp.
*Giới thiệu sách hay: 心を鍛える
Điều cốt yếu không phải nằm ở trí óc, mà ở tinh thần. Cuốn sách là kể về câu chuyện giữa Fujita Susumu-CEO của Cyber Agent và doanh nhân Horie Takafumi, từ thời sinh viên- khi họ bắt đầu kinh doanh. Cả hai đã vượt qua nhiều thử thách, và đạt được những thành công lớn. Những kết quả đạt được không phải nhờ tài năng thiên bẩm, không phải bởi sự thông minh xuất chúng, mà chính là bởi sự kiên nhẫn bền bì, không hề nao núng của sức mạnh tinh thần. Đó là thứ vũ khí mà càng qua rèn luyện càng trở nên sắc bén hơn.
Đây là một vấn đề có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Nhật hiện tại và trong tương lai. Ta có thể tham khảo bảng thống kê dưới đây để hiểu hơn về tình hình kinh tế của Nhật.
- Tỷ lệ thất nghiệp từ: 4,3% (tháng 12 năm 2012) → 2,5% (tháng 11 năm 2018), đây là mức thấp nhất trong 25 năm
- Tỷ lệ các tin tuyển dụng trên thị trường: 0,83 lần (tháng 12 năm 2012) → 1,63 lần (tháng 11 năm 2018), mức cao nhất vào tháng 1 năm 1974
- Tỷ lệ tin tuyển dụng nhân viên chính thức: 0,50 lần (tháng 12 năm 2012) → 1,13 lần (tháng 11 năm 2018)
- Số lượng người đi làm: 62,71 triệu (2012) → 65,22 triệu (2017) Tăng 2,51 triệu, tăng 5 năm liên tiếp
- Mức lương thưởng cho nhân viên: 252,7 nghìn tỷ yên (tháng 10 đến tháng 12 năm 2012) → 282,7 nghìn tỷ yên (tháng 7 đến tháng 9 năm 2018)
- Tỷ lệ phần trăm lương cơ bản tăng trong công ty: 12,1% (2012) → 29,8% (2018).
- Mức lương tối thiểu: 749 yên (năm 2012) → 874 yên (năm 2018) tăng 125 yên
- Tỷ lệ tăng mức lương bán thời gian:0,6% (2012) → 2,4% (2017) Tăng 1,8%, mức tăng cao nhất trong 9 năm
Có thể thấy trong những năm qua sự khan hiếm lao động là do những thiếu hụt về dân số hay việc tăng số lượng nhân viên nữ làm việc bán thời gian đều là những dấu hiệu của việc thiếu nguồn nhân lực.
Riêng việc mở cửa tuyển dụng nhân viên người nước ngoài nhiều hơn cũng là dấu hiệu cho thấy Chính phủ đã nhận thức rõ những ảnh hưởng trầm trọng của dân số bị già hóa. Ngày càng nhiều người già không nghỉ hưu ở độ tuổi 60 hay 65 mà bắt đầu làm việc với mức lương rẻ mạt ở độ tuổi này. Một điểm nữa cần lưu ý là những người lao động tự do freelancer hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bị buộc phải làm việc với mức lương thấp.
Xem thêm:
Những việc người Nhật thường làm dịp cuối năm
Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt-Nhật
BẠN MUỐN TRANH THỦ THỜI GIAN NẤU ĂN, CHẠY BỘ HAY NGỒI TRÊN TÀU ĐỂ INPUT KIẾN THỨC NHIỀU HƠN —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ SÁCH NÓI AUDIBLE VỐN CÓ GIÁ 1500Y/THÁNG CỦA AMAZON MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.
Các ngành thiếu lao động là các ngành có năng suất thấp như ngành dịch vụ. Các cửa hàng tiện lợi kinh doanh 24 giờ cũng phải chịu tiền nhượng quyền cao chiếm 60% lợi nhuận khiến lương nhân viên thấp dẫn thiếu tình trạng thiếu lao động.
Trước khi nền kinh tế bong bóng xảy ra các công ty đã tích cực tăng lương cho nhân viên vì họ là nguồn nhân lực cần được đầu tư nhất. Các doanh nghiệp Nhật có tư duy là những nhân viên có năng lực sẽ luôn được đầu tư nuôi dưỡng suốt đời nhưng sau khi nền kinh tế bong bóng vỡ chỉ việc có khả năng giữ được việc làm của nhân viên đã khó nên hiếm công ty nào còn có thể tăng lương.
Tuy hiện tại sự liên kết của các công đoàn lao động đã trở nên yếu dần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật có thể phát triển nhưng đa số các công ty có xu hướng giữ tiền dự trữ nội bộ. Các doanh nghiệp có thể dùng khoản tiền này để phát triển ở nước ngoài nhưng hầu như đây không phải phương án các doanh nghiệp lựa chọn.
Nhìn vào thống kê tiền dự trữ nội bộ ta thấy doanh nghiệp giữ 446 tỷ 4844 triệu yên (trừ các doanh nghiệp liên quan đến tín dụng, bảo hiểm) và bằng 1 năm tổng GDP của nước Nhật.
Trong lĩnh vực viễn thông hay cung cấp năng lượng như điện, nước, do có quá nhiều thủ tục không cần thiết khiến các công ty mới khó cạnh tranh được về giá cả hay đưa ra các chế độ ưu đãi cho khách hàng. Đây cũng là điểm khiến họ khó có thể tăng giá nhờ vào mức độ hài lòng của khách hàng. Do đó hàng hóa và các sản phẩm vẫn mãi bán ở giá thấp. Và phần lỗ để bù trừ cho giá thành thấp của sản phẩm chính là suy nghĩ không cần tăng lương cho nhân viên. Các ngành như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ăn uống hay bán điện thoại vẫn luôn giữ giá thành ở mức thấp. Đây cũng là hệ quả của việc thiếu cạnh tranh về giá cả hợp lý do các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp kinh doanh.
Như vậy nhìn qua lý do lương của người Nhật không tăng ta biết được Nhật Bản là một quốc gia chân thật và đi theo một chiều hướng phát triển nhất định. Khi Chính phủ đưa ra một khuynh hướng phát triển nào mới hầu hết mọi người đều sẽ thực hiện theo. Đây cũng là lý do mà đột nhiên xu hướng thanh toán không bằng tiền mặt lại nổi ở Nhật như vậy.
Xem thêm:
Asadora (朝ドラ) – Một phần của văn hoá Nhật Bản
1 vài khác biệt trong văn hoá kinh doanh của công ty Nhật và nước ngoài
PRIME STUDENT GÓI DỊCH VỤ AMAZON DÀNH RIÊNG CHO CÁC BẠN SINH VIÊN. CHỈ VỚI 250Y/THÁNG, BẠN SẼ TIẾP CẬN ĐƯỢC KHO SÁCH, NHẠC VÀ PHIM MIỄN PHÍ KHỔNG LỒ —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 6 THÁNG.
Cũng có thể thấy rằng các chính sách việc làm và sửa đổi luật cũng có tác động không hề nhỏ đến việc lương của người Nhật hầu như không tăng. Thay vì việc trả lương cao cho một cá nhân nào đó vì thành tích tốt trong doanh nghiệp thì việc đảm bảo cho tất cả mọi người đều có việc làm được ưu tiên hơn là một đặc tính của người dân Nhật. Có thể thấy đây cũng là lý do Nhật Bản vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế.
Như vậy hôm nay Tomoni đã cùng các bạn tìm hiểu lý do tại sao lương cơ bản của người Nhật không tăng nhiều từ năm 1990. Mong các bạn sẽ thấy bài viết có ích.
Link bài viết: Theo Tokyo Keizai
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận