Chào các bạn, mình là Phương Thảo, sinh năm 1992. Mình bắt đầu tìm việc ở Nhật từ khoảng tháng 7/2020 đến tháng 2/2021 nhận được 2 naitei và dưới đây là câu chuyện về hành trình tìm việc của mình.
Đôi dòng về bản thân thì mình tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam và có 2 năm du học thạc sĩ ở châu Âu về chuyên ngành business. Sau khi về Việt Nam, mình làm việc khoảng 2 năm ở một tập đoàn lớn và sau đó là một tổ chức quy mô vừa và nhỏ (cả hai công ty đều ảnh hưởng rất lớn về văn hóa và cách làm việc của Nhật Bản). Tháng 10/2019, mình sang Nhật Bản theo visa du học sinh trường tiếng tại Saitama.
Thời điểm mình bắt đầu xin việc tại Nhật, mình khá tự tin về khả năng giao tiếp tiếng Anh, tuy nhiên tiếng Nhật mới dừng ở mức N3. Về chứng chỉ ngoại ngữ, tất cả những gì mình sở hữu lúc bấy giờ là một chiếc bằng IELTS 6.5 đã hết hạn hơn 2 năm trước đó, cùng với chứng chỉ Nattest N5. Tệ nữa là, thời điểm đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả kỳ thi JLPT lẫn TOEIC đều bị hủy hoặc hoãn trong một thời gian rất dài.
Với bản tính cầu toàn của mình, mình vốn định chờ tích lũy chứng chỉ và trau dồi tiếng Nhật thêm rồi mới dốc sức vào công cuộc tìm việc. Thật may mắn là lúc đó có một chị tiền bối hiểu cái bản tính này của mình và đã rất nhiệt tình “đốc thúc” mình đi tìm việc sớm. Cũng nhờ chị mà mình biết đến MPKEN để có những kiến thức đầu tiên về quá trình đi tìm việc tại Nhật.
Vì trường tiếng Nhật mình học hầu như không có hoạt động hỗ trợ học sinh tìm việc, nên những kiến thức cơ bản như quá trình xin việc gồm những bước nào, phân tích bản thân ra sao… mình hoàn toàn không hay biết. Chưa kể đến việc tiếng Nhật còn hạn chế nên mình cũng rất ngại tra cứu thông tin hướng dẫn bằng tiếng Nhật. Chính vì vậy mà khi biết đến Tomoni, mình đã được “khai sáng” rất nhiều. Một chuyên mục mình rất thích đọc trên Tomoni là các câu chuyện của các sempai về quá trình xin việc và làm việc tại Nhật.
Xem thêm:
Quỳnh Trâm và con đường thi tuyển xin việc ngân hàng
Hương Giang và quá trình tìm việc liên quan đến ngành Marketing tại Nhật
Việc đọc các thông tin và câu chuyện trên Tomoni cho mình rất nhiều thông tin bổ ích, nhưng mới chỉ là những bước đầu tiên trong chặng “lý thuyết”. Giai đoạn này mình thực hành ứng tuyển rất dè dặt với tâm lý đầy lo lắng. Nhiều lúc là sợ bị gọi đi phỏng vấn không trả lời được. Nhưng hóa ra lo lắng đó chỉ là… viển vông, bởi vì mình còn không qua nổi vòng đơn nữa.
Sau đó, mình có tham gia một lớp hướng dẫn về tìm việc ở Nhật của người Nhật (có phí), được đánh bóng hồ sơ, hướng dẫn các business manner đi phỏng vấn cũng như luyện phỏng vấn. Mặc dù khóa học hướng dẫn cực kỳ chi tiết, mình cũng tham gia tích cực, nhưng một lần nữa, mình cảm thấy vẫn còn xa lắm mới vượt qua được cái rào cản tâm lý về tiếng Nhật để có thể tự tin đi ứng tuyển hồ sơ như các bạn khác (đặc biệt là các bạn đang học senmon hoặc đại học, nói chuyện tiếng Nhật rất tự tin và tươi sáng).
Đến đây các bạn có thể thắc mắc rằng tại sao mình không sử dụng lợi thế tiếng Anh để tìm kiếm những cơ hội sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh. Thực tế thì mình đã “nằm vùng” một thời gian trên các trang tuyển dụng hướng tới người sử dụng tiếng Anh như Linkedin, Glassdoor… Và trong suốt cả quá trình khoảng 8 tháng tìm việc của mình, thì những cơ hội công việc dành cho khối xã hội mà chỉ sử dụng tiếng Anh, hoặc yêu cầu tiếng Anh tốt, tiếng Nhật cỡ N3 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không phải không có, chỉ là rất hiếm hoi. Thực tế thì mình cũng nhận được 1 nainaitei công việc làm bằng tiếng Anh nhưng vì nhiều lý do nainaitei đó “on hold” trong nhiều tháng và không có tiến triển gì. Bởi vậy, thay vì mòn mỏi tìm kiếm một cơ hội như thế, mình mở rộng tìm kiếm những công việc sử dụng tiếng Nhật, hoặc tiếng Nhật và tiếng Việt để tăng cơ hội việc làm cho bản thân.
Quay trở lại câu chuyện về yếu tiếng Nhật, mình vẫn tập trung vào việc học ôn thi chứng chỉ, đồng thời cũng tiếp tục “lê lết” từng bước trên hành trình đi tìm việc.
Xem thêm:
Tổng hợp các trang tin tuyển dụng tại Nhật
Các chứng chỉ tạo lợi thế khi xin việc
Ngoài ra hiện tại MPKEN cũng đang có 1 nhóm chia sẻ trao đổi về việc học thêm chứng chỉ trên Facebook tại đây. Các bạn muốn career up tại Nhật có thể tham gia và cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với chúng mình nhé!
3. Tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ năng về tìm việc ở Nhật
Ngoài khóa học có phí ở trên, khoảng tháng 9/2020 mình được “chiếu cố” một suất trong lớp Hỗ trợ kỹ năng tìm việc của MPKEN. Thực tế thì mình đã lưỡng lự rất nhiều trước khi đăng ký lớp. Thứ nhất là vì mình cũng tham gia một khóa học trước đó nhưng vẫn chưa thực hành được hết những gì học được, nên khá quan ngại rằng một lần nữa lại vùi đầu vào “lý thuyết” không. Hài là vì khóa học sử dụng hoàn toàn tiếng Nhật nên mình lại lo lắng có hiểu được nội dung không, có theo kịp các bạn khác không (thậm chí mình còn lo không đỗ vòng mendan bằng tiếng Nhật để vào lớp). Cuối cùng thì mình đã mạnh dạn đăng ký chỉ với suy nghĩ rằng “nếu không cố gắng đến cuối cùng, sau này sẽ hối hận”. Nhờ đấy mà mình đã có cơ hội trở thành một học viên của MPKEN và có những trải nghiệm thú vị.
Khoảng hơn 2 tháng tham gia lớp, mình học được rất nhiều điều bổ ích, được trau dồi tiếng Nhật (gồm kaiwa và viết email), được nghe nhiều câu chuyện về xã hội Nhật và được giao lưu học hỏi từ rất nhiều các học viên đồng khóa. Đối với mình, MPKEN là cánh cửa đầu tiên để mình tiến gần hơn với xã hội của người đi làm ở Nhật.
Thời điểm gần kết thúc khóa học ở MPKEN, mình biết đến chương trình VPJ Mentoring Program. Và lại một lần nữa, mình nửa muốn tham gia, nửa lo ngại cái cảnh “lê la”, góp mặt hết chỗ này chỗ nọ mà vẫn chưa tìm được việc. Lần này, cách vượt qua “mặc cảm” của mình là rủ rê một bạn học cùng lớp MPKEN tham gia VPJ Mentoring Program để có thêm động lực. Và một lần nữa, mình phải cảm ơn mình ngày đó vì đã cố gắng. Bởi lẽ, VPJ Mentoring Program cho mình những trải nghiệm rất khác.
Khác với MPKEN 勉強会, ở VPJ Mentoring Program mình có cơ hội được hướng dẫn cá nhân bởi một mentor có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Nhật. Chính vì hướng dẫn cá nhân nên mình có thời gian chia sẻ tỉ mỉ về bản thân và nguyện vọng với mentor, nhờ đó có được những tư vấn sát sườn. Mentor của mình cũng là người cũng có những ảnh hưởng tích cực đến mình về cách suy nghĩ trong quá trình đi tìm việc.
Mình hay tự ví Lớp Hỗ trợ tìm việc của MPKEN đã chỉ dạy cho mình những kiến thức từ kinh nghiệm của một tổ chức thuần Nhật, còn VPJ Mentoring Program cho những kinh nghiệm của môi trường 外資系. Rất khó để nói chương trình nào hay hơn, mà nhờ việc tham gia cả hai chương trình đã cho mình nhìn nhận hành trình tìm việc theo những góc rất khác nhau, tổng hợp những trải nghiệm rất đa dạng từ các tiền bối đi trước và tóm lại là làm nên mình của ngày hôm nay.
Xem thêm:
Top 50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc ở Nhật
“10 năm sau bạn muốn trở thành người như thế nào?” – Những lưu ý và cách trả lời khi được phỏng vấn
Ngày kết thúc VPJ Mentoring Program cũng vừa dịp mình thi chứng chỉ JLPT N2. Phải nói là rất may vì lần này đề thi vừa sức với trình độ của học viên như mình. Sau khi thi xong, so tạm kết quả trên mạng, mình cũng tạm an tâm một phần. Dẫu vậy thì trình độ giao tiếp tiếng Nhật của mình vẫn còn khá yếu. Thời gian này, mình tiếp tục ôn luyện phỏng vấn tiếng Nhật thông qua lớp hỗ trợ kỹ năng tìm việc có phí kể trên, và với MPKEN.
Cuối cùng thì “lao động hăng say, tin vui cũng đến”. Sau khi có kết quả JLPT N2, hồ sơ mình gửi đi bắt đầu có phản hồi tích cực và mình được gọi đi phỏng vấn liên tục. Trong vòng 1 tháng, mình sụt gần 2kg vì phải điều chỉnh lịch học, lịch làm để đi phỏng vấn (cả online và trực tiếp), và đi thực tập. Chính vì bận rộn như vậy, mình không còn thời gian để lo lắng hay mặc cảm về tiếng Nhật nữa. Giai đoạn này, mình cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng bất kì một cơ hội nào. Đối với mình, mỗi lần đi phỏng vấn là một lần để rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về công ty, trả lời phỏng vấn và luyện tiếng Nhật. Nếu là mình của những tháng trước đó, sẽ rất ngần ngại khi đi phỏng vấn vị trí 営業 vì biết chắc chắn rằng sẽ rớt. Nhưng mình của năm 2021 thì biết rớt vẫn đi phỏng vấn để tăng cơ hội trò chuyện với nhà tuyển dụng. Kết quả thì sau 1 tháng đi phỏng vấn “trẹo cả người”, mình nhận được 2 naitei.
Xem thêm:
Lưu ý khi trả lời câu hỏi về tin tức thời sự trong phỏng vấn tuyển dụng
Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng ở công ty Nhật
Rồi mình rất may mắn khi biết đến kênh youtube của The Hanoi Chamomile. Đầu tiên là nhờ học theo những thói quen tích cực của bạn ấy, mình đã có những bước đầu cải thiện về tinh thần và cả sức khỏe. Sau này, ngoài The Hanoi Chamomile, mình cũng follow thêm nhiều kênh vlog, blog khác (hầu hết là những người đều đã trải qua trầm cảm và hướng đến rèn luyện tư duy và những thói quen tích cực). Trong một thời gian ngắn, mình cũng được ảnh hưởng rất tích cực từ các tiền bối này.
Xem chi tiết về dịch vụ Luyện tập phỏng vấn và sửa CV cùng MPKEN tại đây
Link đăng ký: http://Bit.ly/careersupport-mpken
Tuy nhiên, hành trình tìm việc cũng khơi lại trong mình những tổn thương tâm lý đã cũ, gây thêm những nỗi đau tinh thần mới khiến mình có những giai đoạn mình không thể duy trì được những thói quen tích cực kể trên, mà lại quay về những ngày vô định đến vô vọng. Có những ngày mình nộp đơn hoài, mà không có hồi âm hoặc hồi âm rớt liên tục, thậm chí là hồ sơ còn được gửi trả về nhà. Một lần hiếm hoi có cơ hội đi phỏng vấn thì trong lúc phỏng vấn đã đọc được biểu cảm không khả quan từ nhà tuyển dụng. Phỏng vấn xong mình kiệt sức mất nguyên một tuần. Thậm chí, mình đi phỏng vấn xin việc baito cũng rớt nữa. Cả khi các em cùng nhà lần lượt quyết được ngày nhập trường học mới, mình vẫn chưa biết đi đâu về đâu. Rồi thì mình cũng trải nghiệm qua cái gọi là “chuyện gia đình”, “chuyện tình cảm” trong chính thời gian đi tìm việc này, vân vân và mây mây.
Mình quyết định quay về với bản thân mình bằng cách viết nhật ký. Viết lại những ngày buồn bã và mệt mỏi nhất. Rồi thì khi viết lách giúp mình khá khẩm hơn một chút, mình đọc. Đọc rất nhiều những chia sẻ về những ngày khó khăn chật vật của người khác và cách họ không bỏ cuộc để tiến lên phía trước. Đến lúc mình có thể cởi mở nói chuyện lại với mọi người xung quanh, mình giao tiếp. Giao tiếp với cả bạn bè thân quen, những bạn bè lâu không liên lạc và cả những người mới toanh. Nhờ nói chuyện với nhiều người khác nhau, mình mới thấm thía thêm rằng, cái hành trình đi tìm việc và xa hơn là tìm chính bản thân mình ấy, ai cũng phải trải qua, cũng vật lộn cả vậy thôi. Ví như có cô bạn mình, một người mà mình rất ngưỡng mộ vì không chỉ giỏi giang mà còn rất mạnh mẽ về mặt tinh thần. Bạn mình cũng vì phỏng vấn rớt mà buồn mất mất mấy ngày.
Nên là, thay vì loay hoay để làm sao tích cực lên, mình chấp nhận việc buồn bã đến tuyệt vọng là một phần của hành trình để trưởng thành và hoàn thiện hơn về cảm xúc. Chấp nhận để yêu thương lấy chính bản thân mình, và rồi một ngày nào đó “Hoa sẽ nở” thôi. Đến đây xin tặng các bạn một câu mà mình rất thích của chị Ruby Nguyễn – một success coach, hi vọng sẽ giúp các bạn yêu bản thân hơn “Hãy luôn nhớ rằng thế giới này cần bạn và những giá trị chỉ bạn mới có thể tạo ra.”
Bài đã dài lắm rồi, hi vọng đâu đó có những chia sẻ có ích với các bạn. Một điều cuối mình muốn nhắn nhủ tới các bạn đang đi tìm việc ở Nhật, hoặc bất kỳ nơi nào khác: Hãy trải nghiệm thật nhiều để tìm cho mình một điểm dừng thích hợp. Thay vì kỳ vọng tìm kiếm một cơ hội công việc ở một ngóc ngách nào đó, hãy tập trung phát triển bản thân để có thể ra biển lớn. Ngoài đó còn rất nhiều “cá”. Chúc các bạn có những trải nghiệm thật thú vị trên hành trình tìm việc.
Cũng nhân bài viết này, mình muốn cảm ơn tới tất cả những tiền bối, những người bạn đã hướng dẫn, chia sẻ và động viên mình trong suốt quá trình tìm việc. Thời gian, sự kiên nhẫn lắng nghe và nhiệt tình chia sẻ của họ là điều may mắn nhất mà mình có được. Thậm chí đôi khi chỉ là những câu an ủi, khích lệ hay những lời khen nhỏ bé cũng đã giúp đỡ mình rất nhiều. Mình sẽ luôn trân trọng những lòng tốt ấy.
Đọc thêm:
Chia sẻ của người trong cuộc: Với tôi, trầm cảm là một trải nghiệm
Làm việc từ xa – Nguyên nhân tiềm ẩn của trầm cảm
Tháng 4, Tokyo, Nhật Bản
Xem thêm:
Biến động trên thị trường lao động Nhật Bản do đại dịch Covid-19
5 bước để bắt đầu tìm việc tại Nhật ngay hôm nay
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
![]()
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận