Shingaku Memoir Vol.10

 Theo đuổi ước mơ học đại học tại Nhật Bản, bạn cần gì cho hành trang trên con đường này? Học thi thế nào cho hiệu quả, lựa chọn trường đại học dựa trên những tiêu chí gì, hay nhiều những câu hỏi khác mà bạn đang mắc phải nhưng không có lời giải đáp. MPKEN Juku đã tìm gặp các bạn sempai hiện đang là sinh viên các trường đại học tại Nhật, lắng nghe chia sẻ của các bạn về những trải nghiệm trên con đường chinh phục đại học tại Nhật Bản, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn vững tin hơn trên con đường học thi đại học tại Nhật.

 Trong chia sẻ Shingaku Memoir Vol.10 lần này hãy cùng gặp gỡ bạn sempai Hà Kim Mi đến từ Đại học Takushoku (拓殖大学). Hãy cùng MPKEN JuKu lắng nghe chia sẻ của Kim Mi về quá trình thi cử và theo học đại học của bạn ấy nhé.

 Câu chuyện nằm trong series Shingaku Memoir của MPKEN JuKu, kể về những trải nghiệm khi đi du học và thi đại học của các sempai. Hy vọng những câu chuyện ở đây sẽ giúp các bạn cảm thấy ấm áp và vững tin hơn trên chặng đường gian nan này.

Đọc thêm:

Shingaku Memoir Vol. 1

Shingaku Memoir Vol. 2

Shingaku Memoir Vol. 3

Shingaku Memoir Vol. 4

Shingaku Memoir Vol. 5

Shingaku Memoir Vol. 6

Shingaku Memoir Vol. 7

Shingaku Memoir Vol. 8

Shingaku Memoir Vol.  9

Giới thiệu sempai
  • Sempai: Hà Kim Mi
  • Trường học: Đại học Takushoku (拓殖大学)
  • Chuyên ngành: Quốc tế Nhật Bản học( 国際日本語学科 ) 
  • Trường tiếng Nhật: Tokyo World Japanese Language School 
Cuộc gặp gỡ định mệnh và cơ duyên dẫn đến quyết định vào học đại học
PV: Xin chào Kimmi, cảm ơn Kimi đã đồng ý tham dự buổi phỏng vấn hôm nay. Trước hết Mi có thể chia sẻ cho bạn đọc của MPKEN JUKU một chút về lý do Mi quyết định đi thi đại học được không?

    Thật ra hành trình đến với quyết định thi và học Đại học ở Nhật cũng khá là gian nan với Mi. Mi không như mọi người có thể quyết định mình sẽ vào đại học ngay từ đầu. Lúc Mi mới qua Nhật Mi kiểu hơi bị “lạc lối”. Tức là bị stress và sốc văn hoá khá là nhiều. Lúc đó Mi liên tục nghĩ rằng mình không ở Nhật nữa, mình sẽ về nước nên mãi mình không quyết định được có vào đại học hay không. Nhưng lúc đó Mi vẫn đi thi EJU như các bạn, vì mình “lạc lối” mà, nên chỉ nghĩ là có gì thì thử hết thôi. Chính lúc đi thi EJU có một cuộc gặp gỡ mà Mi nhớ mãi. Đó là lúc lên thang máy thì Mi gặp một chị người trung Quốc và tình cờ lúc đó chị Trung Quốc cũng đang cầm một cái hồ sơ trên tay ghi con số 1989. Đó cũng chính là năm sinh của chị người Trung Quốc này. Đó là khoảnh khắc mà Mi nhớ mãi. Nhìn vào con số 89 kia Mi bị giật mình. Mi nghĩ thầm “Trời ơi người ta sinh năm 89 mà người ta vẫn đi thi đại học.”. Đây cũng là câu chuyện khiến Mi quyết định chọn con đường không học lên senmon mà quyết tâm chinh phục các trường đại học Nhật Bản. Một câu chuyện nghe rất kì đúng không. Mi nhận thấy quả thực là có những cuộc gặp gỡ sẽ rẽ cuộc đời mình sẽ đi sang hẳn một hướng chệch so với mục tiêu ban đầu. Và chúng mình nên thoải mái để chấp nhận điều đó. 

    Còn về lý do Mi chọn khoa này thì đầu tiên là vì Mi cảm thấy mình rất thích ngôn ngữ và nếu có thể Mi muốn trở thành giáo viên tiếng Nhật trong tương lai. Không chỉ đơn giản là trở thành một giáo viên chỉ chú tâm nâng cao trình độ sư phạm tiếng Nhật tốt mà Mi cũng có niềm đam mê với cả tiếng Anh, tiếng Nhật nên mong muốn học thêm nhiều thứ tiếng nữa. Trường Takushoku cũng có khoa tiếng Nhật sư phạm nữa nhưng Mi muốn chọn một khoa nào đó để Mi có thể vừa học về xã hội, quốc tế. Nói đơn giản thì khoa của Mi sẽ chia ra 30 70, tức là 30% sẽ học quốc tế và 70% sẽ học về tiếng Nhật. Ở khoa này Mi học chủ yếu là tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản nhưng bên cạnh đó Mi cũng được học về quốc tế và ngôn ngữ khác nên Mi thấy khoa rất phù hợp với bản thân mình.

Nên chọn thi những trường phù hợp với bản thân mình

PV: Lý do Mi chọn đại học Takushoku là gì nhỉ?

    Nói thẳng ra trường Takushoku phù hợp với nguyện vọng của Mi. Ngày trước Mi cũng có mong muốn vào trường top cao hơn. Hồi đó Mi cũng mong muốn vào khoa Kokusai Nihongo của đại học Meiji. Các trường top hầu như đều đòi hỏi sinh viên của mình có điểm EJU cao mà điểm của Mi năm trước chắc chắn không đủ điều kiện để nộp vào Meiji. Mi quyết định chuyển hướng sang những trường khác. Mi thấy Takudai có cơ sở vật chất ổn, thân thiện với sinh viên nước ngoài, trường cũng mang không khí quốc tế nữa. Và quan trọng nhất là có khoa Mi thích. 

    Mi có mục tiêu thi bằng giáo viên tiếng Nhật. Hầu như mọi người học khoa này của Mi đều muốn trở thành giáo viên hoặc phiên dịch / thông dịch viên. Mi cũng có nghe câu chuyện mọi người học khoa này để  làm việc trong các nhà xuất bản nữa. Mi không thích học chay tiếng Nhật. Và khoa Kokusai Nihongo cũng rất ít trường có. 

   Mình thấy chọn trường đại học đúng với tính cách, nguyện vọng và con người của mình rất là quan trọng. Cảm giác Meiji hay Waseda sẽ chuyên về học thuật còn Takushoku sẽ có môi trường sinh viên năng động thoải mái hơn, học hành cũng sẽ không bị vất vả đến thế.

PV: Mình thấy đây là một ngành rất là hay vì có lẽ trong tương lai nguồn nhân lực giáo viên dạy tiếng Nhật hiểu cả về văn hoá nước ngoài sẽ ngày càng cần thiết. 

   Đúng rồi, Mi đồng ý. Trong trường không chỉ chú tâm vào chuyện dạy ngữ pháp tiếng Nhật như thế nào mà Mi cũng được học và hiểu sâu thêm khá nhiều về những tập tục văn hóa Nhật Bản. Một lý do mà Mi cũng chọn khoa này đó chính là tỷ lệ người Nhật và người nước ngoài là 50:50. Do đó khi học mình có thể tiếp xúc trực tiếp với người Nhật

   Mình thấy ngành giáo viên tiếng Nhật nói chung là một ngành vô cùng mở. Giáo viên tiếng Nhật vừa có thể dạy tiếng Nhật, dịch sách hay làm thông dịch viên và bản thân những ngành nghề đó đều cần hiểu sâu sắc về văn hoá hay con người Nhật Bản. 

   Trong 2 năm học tiếng, Mi học khá là chăm chỉ. Với lại trường tiếng nơi Mi học các thầy cô cũng có sự hỗ trợ rất là tốt. Điểm EJU của Mi cũng không hề cao, Mi cũng rất cố gắng để học EJU để thi lại nhưng không may do Corona mà kỳ thi EJU sau đó đã bị huỷ. Lần thi đầu Mi cũng không nghĩ mình sẽ thi đại học nên không có chuẩn bị hay ôn bài trước gì hết mà cứ tay không đánh giặc thôi. Khi đã quyết tâm để đi thi rồi thì kì thi EJU lại bị huỷ mất. Mà do trường nhận hồ sơ từ tháng 9 tháng 10 nên Mi không kịp thi lại EJU để nộp cho trường. Mi quyết định không nộp điểm EJU vào trường mà Mi chọn cách thi khác là bài tiếng Anh, tiếng Nhật, phỏng vấn và nộp hồ sơ. Trước hôm phỏng vấn Mi cũng đã chuẩn bị rất kỹ để làm bài thi viết và phỏng vấn. Quan trọng là mình biết được điểm mạnh điểm yếu của mình là ở đâu và mình chọn đúng cách thức đó để thi. Như vậy có những trường không nhất thiết phải nộp kết quả thi EJU mà có những cách thức tuyển chọn riêng dành cho những sinh viên khác vào trường. 

   Mi không phải từ trường tiếng thẳng vào đại học mà Mi học 1 năm rưỡi trường tiếng rồi học trường dự bị để cảm thấy tự tin hơn. Thật ra để nói học trường dự bị hơi phí tiền. Nhưng lúc đó mình cũng chỉ vào trường dự bị để kéo dài thêm thời gian chuẩn bị cho tiếng Nhật thôi nên Mi thấy nó cũng không là một vấn đề to tát. 

   Mi nghĩ các bạn sinh viên sẽ phải cần có tiếng Anh để ứng tuyển vào khoa của Mi. Mỗi năm trường Takushoku sẽ có một giới hạn số lượng sinh viên người nước ngoài nhất định và mình cần phải chứng tỏ cho trường biết mình là một ứng viên tiềm năng phù hợp với văn hoá của trường. Và đừng quên hãy thật tự tin vào bản thân mình nhé. Hôm đó phỏng vấn mình cũng khá là tự tin nên có lẽ đó cũng là một trong những lý do khiến trường quyết định nhận mình. 

Quãng thời gian cố gắng vượt qua những mặc cảm của bản thân 

 PV: Hồi đầu lúc mình mới gặp Mi ở MPKEN JUKU Mi, lúc ấy còn khá lo lắng về dự định cũng như con đường tương lai của mình vậy mà chỉ sau một năm đã trở nên vui vẻ, tích cực và tự tin hơn. Mi có thể chia sẻ cho các bạn đọc của MPKEN JUKU về những chuyện đã xảy ra trong thời gian trước và cách Mi vượt qua điều đó được không?

     Ở Việt Nam, Mi là người hướng ngoại, Mi khá tự tin và thích tiếp xúc với mọi người. Tuy nhiên từ hồi mới sang Nhật có lẽ do sốc văn hoá nên Mi bị trầm xuống. Lúc đó mình còn bé lại là lần đầu tiên xa nhà nên không thể tránh khỏi những lúc tụt mood và muốn về nhà. Mi không đủ mạnh mẽ để chịu những cái khủng hoảng. Xung quanh mình các anh chị đi làm rất nhiều và không có dành thời gian vào việc học mấy. Mình nghĩ là mình đi qua đây để học tuy nhiên để duy trì cuộc sống của bản thân mình cũng vẫn phải đi làm. Việc vừa học vừa làm khiến mình mất cân bằng trong cuộc sống của bản thân và Mi nghĩ đó cũng chính là lý do khiến Mi gặp chênh vênh lúc mới sang Nhật. Dù gì lần đầu tiên xa nhà và tự kiếm tiền nuôi bản thân mình cũng là một trải nghiệm hoàn toàn mới với Mi. Để có thể vực tinh thần của mình Mi bắt đầu tham gia hội VYSA và đi nhiều camp hơn cũng như tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. Mi chủ yếu hoạt động ở VYSA và các anh chị ở VYSA cũng tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích để Mi có thể tham gia. Mình nghĩ việc tham gia các hội nhóm tình nguyện hoặc hoạt động cộng đồng sẽ rất có ích, đặc biệt với những du học sinh như Mi vì như vậy sẽ nhiều trải nghiệm mới cũng như có thêm các mối quan hệ mới. 

    Mình nghĩ khi sang Nhật mọi người cũng khá vất vả nên hiếm có thời gian chăm sóc được cái sức khoẻ tinh thần của bản thân. Đây cũng chính là điều khiến nhiều bạn dễ gặp trầm cảm khi mới sang Nhật. Nhiều bạn cũng rất loay hoay với việc học hành, kiếm tiền và làm quen với cuộc sống ở đây. Lúc mới sang cũng là lúc chúng ta chưa cân bằng được những việc đó. 

    Lúc đi thi đại học cũng là lúc Mi đã dần ổn định được tinh thần của mình rồi. Do có thế mạnh về tiếng Anh nên lúc phỏng vấn cũng khiến Mi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và sau khi phỏng vấn đến 80% Mi biết chắc là mình hợp đại học Takushoku và đại học Takushoku cũng hợp với mình.  

PV: Chà, vậy là có trong tay một vài chứng chỉ khác như tiếng Anh cũng sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn rất nhiều đúng không?

    Có thể nói là vậy. Do Takushoku cũng khá phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của Mi nên khi biết tin mình sẽ được học ở đây khiến Mi cảm thấy vô cùng háo hức để đi học. 

    Mới là sinh viên được 1 tháng nên Mi rất có hứng khởi đi học đại học. Tuy nhiên khi thực sự bước vô vào học Mi cảm thấy mất tự tin hơn một xíu vì thảo luận với người nước ngoài là một trải nghiệm mới với Mi. Tuy có những lo lắng nhưng Mi cũng rất háo hức trông chờ vào sự thay đổi của bản thân trong tương lai.

Hãy thử những thứ bạn nghĩ mình không thể làm được

PV: Mi có gì muốn nói với các bạn sinh viên mới vào đại học không?

    Mình nên thử làm một điều gì đó mà mình nghĩ mình sẽ không làm được. Thông qua việc thử đó nó sẽ đem lại cho bản thân mình những cảm xúc mới. Mình có thể chênh vênh, có thể cảm thấy lạc lối, có thể phân vân giữa việc ở hay về nhưng điều đầu tiên cần làm là mình cứ thử đã. Cái cảm giác mình vượt qua những gì mình sợ nó rất “đã”. Do đó nên các bạn đọc bài viết này hãy cho nỗi sợ của bản thân mình một cơ hội thử. Không được thì thôi, nếu mà mình nghĩ như vậy thì mình có thể trải nghiệm được nhiều thứ quý báu trong cuộc sống. 

   Cảm ơn Mi vì những chia sẻ của Mi. Chúng mình sẽ cùng nhau lưu giữ những gì Mi nghĩ trong bài viết này và đến năm cuối mình sẽ phỏng vấn Mi thêm một lần nữa để xem Mi đã đạt được những thay đổi gì nhé. Chúc Mi luôn giữ được sự tích cực và vui vẻ trong cuộc sống. 

* Trong suốt buổi phỏng vấn này, Kimmi luôn rất khiêm tốn và nhiều lúc còn mặc cảm tự ti về năng lực của mình nhưng nhờ sự cố gắng hoà nhập, tích cực tham gia các hoạt động tập thể đã khiến Kimmi biến cuộc sống du học sinh của mình có ý nghĩa hơn. Đặc biệt chính nhờ cuộc gỡ định mệnh với chị gái người Trung Quốc đã khiến Mi có dũng cảm hơn để đưa ra quyết định chinh phục đại học Nhật Bản. MPKEN JUKU mong series này sẽ là một câu chuyện tương tự như thế với bạn. Tương tự nếu bạn hay những người bạn quen biết có một câu chuyện hay muốn chia sẻ thì hãy đừng ngại ngần mà liên hệ với MPKEN JUKU nhé.

Đọc thêm:

Đại học Takushoku: Trường dân lập có môi trường quốc tế ở giữa Tokyo
Open campus là gì?
Những giấy tờ cần thiết khi nộp đơn dự tuyển vào Đại học Nhật Bản
Yobiko (予備校) một lựa chọn để vào Đại học tại Nhật

Các bạn xem thêm series bài viết về các trường Đại học tại Nhật Bản của MPKEN JuKu để tìm được trường phù hợp với mình nhé!

Muốn chinh phục kỳ thi #EJU nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu?
Muốn ứng tuyển vào các trường đại học yêu cầu #EJU
Muốn có nơi “ủn mông” để hoàn thành được mục tiêu đỗ đại học Nhật của bản thân? 
Tìm kiếm một lớp học nơi giáo viên quan tâm đến từng học sinh. 
Nếu có các bạn hãy tham khảo chương trình giảng dạy của MPKEN JUKU nhé!
Cho đến năm nay, #MPKEN_JuKu đã có kinh nghiệm 6 năm hỗ trợ các bạn du học sinh Việt Nam có nguyện vọng theo học tại các trường Đại học Nhật. Dưới đây là thông tin chi tiết về lớp học. Nếu có gì thắc mắc về khóa học, đừng ngại ngần mà inbox #MPKENJUKU nhé, chúng mình sẽ hỗ trợ trả lời thắc mắc của các bạn.
Hiện MPKEN đang mở link tuyển sinh các lớp học EJU Online.
Link đăng kí: Bit.ly/MpkenJuku

MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

 

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...