Có rất nhiều việc phải làm sau khi bảo lãnh con sang đến Nhật – một môi trường hoàn toàn mới với con, ít bạn bè người thân cũng như rất nhiều loại giấy tờ thủ tục cần phải hoàn thành. Ở bài viết dưới đây, Tomoni xin giới thiệu về những thủ tục cần làm khi con mới sang Nhật, cũng như cung cấp những thông tin giúp bé nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật.
Xem thêm:
Chế độ nghỉ chăm con – Những điểm thay đổi từ tháng 4/2022
Mẹ Việt đi làm fulltime – Giảm thuế khi nghỉ sinh
Phụ nữ làm thế nào để vừa có một sự nghiệp phát triển vừa chăm lo được việc nhà
Sau khi con sang tới Nhật, bố mẹ cần làm ngay các thủ tục nhập hộ tịch cho con theo bố/mẹ (người chủ hộ), đăng ký nhận trợ cấp y tế, trợ cấp hàng tháng cũng như đăng ký bảo hiểm và xác nhận các thông tin về lịch tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho con tại quận/ thành phố . Bố mẹ có thể làm các thủ tục này mà không cần dẫn con theo trong trường hợp bé dưới 15 tuổi. Khi đi làm thủ tục, cần mang theo tất cả các loại giấy tờ của con (hộ chiếu, thẻ lưu trú 在留カード, giấy khai sinh của con kèm bản dịch tiếng Nhật) cũng như giấy tờ của bố/mẹ như thẻ lưu trú, inkan, sổ ngân hàng để nhận tiền trợ cấp hàng tháng.
Thông tin chi tiết cũng như thứ tự làm các giấy tờ sẽ được hướng dẫn ở quận/ thành phố khi đến làm thủ tục, Tomoni chỉ liệt kê các thủ tục cần làm cũng như lưu ý các điểm quan trọng dưới đây.
- Thủ tục nhập hộ tịch cho con 入籍届(にゅうせきとどけ)
- Đăng ký trợ cấp y tế cho trẻ 子ども医療費助成 (こどもいりょうひじょせい)
- Đăng ký nhận trợ cấp hàng tháng cho trẻ 児童手当(じどうてあて)
Trợ cấp hàng tháng cho trẻ sẽ được cấp từ tháng tiếp theo thời điểm đăng ký. Bởi vậy nếu con bạn sang Nhật vào thời điểm cuối tháng, nên nhanh chóng lên quận/thành phố nơi sinh sống để làm thủ tục trong tháng đó, tránh việc thiệt 1 tháng tiền trợ cấp chỉ vì chênh lệch một vài ngày đăng ký nhé.
Tiền trợ cấp hàng tháng này thường được chuyển khoản vào tài khoản của chủ hộ hoặc người có thu nhập cao hơn trong gia đình. Nếu mẹ đi làm giấy tờ cần lưu ý mang thẻ ngân hàng, thẻ lưu trú của bố để làm thủ tục.
- Đăng ký làm thẻ bảo hiểm cho con 健康保険証(けんこうほけんしょう)
Trong trường hợp cả hai bố mẹ đều theo bảo hiểm quốc dân 国民健康保険(こくみんけんこうほけん), đăng ký thẻ bảo hiểm cho con tại quận/ thành phố cùng với các thủ tục ở trên.
Trong trường hợp bố/mẹ theo bảo hiểm xã hội, cần hỏi công ty nơi bố/mẹ làm việc để được hướng dẫn cụ thể. Tuỳ loại bảo hiểm sẽ chỉ định con sẽ theo bảo hiểm của bố, hay cho phép lựa chọn con theo bảo hiểm của bố hoặc mẹ, thông tin này cũng cần được bố/mẹ trực tiếp hỏi bộ phận nhân sự của công ty.
- Về lịch tiêm phòng/ khám sức khoẻ định kỳ của con
Sau khi đăng ký trợ cấp y tế cho con, bé sẽ được phát sổ mẹ con 母子手帳(ぼしてちょう), trong đó có ghi chi tiết lịch tiêm phòng và lịch khám sức khoẻ định kỳ. Bố mẹ cần hỏi luôn ở quận về việc con đã tiêm phòng ở Việt Nam sẽ tiêm các mũi còn lại như thế nào.
Nhìn chung, quận sẽ hướng dẫn đem sổ mẹ con và sổ tiêm phòng các mũi con đã tiêm ở Việt Nam đến trung tâm quản lý sức khoẻ 保健センター(ほけんセンター)để được kiểm tra các mũi còn thiếu, sau đó vài tuần quận sẽ gửi giấy các mũi tiêm miễn phí cũng như trước mốc khám định kỳ sẽ gửi giấy khám miễn phí về tận nhà.
Chú ý có các mũi tiêm không được miễn phí nhưng được khuyên nên tiêm cho con, bố mẹ cũng cần hỏi thông tin cũng như tìm hiểu để không bỏ sót các mũi tiêm cần thiết cho con.
Nguồn: www.irasutoya.com
Tuỳ vào độ tuổi của con ở lớp mẫu giáo hay từ tiểu học trở lên mà những lưu ý liên quan đến việc học của con cũng khác nhau. Các hướng dẫn liên quan đến việc xin học/nhập học cho con có thể hỏi tại quận/ thành phố, tuy nhiên bố mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin trước khi con sang
Ngoài ra, khác với Việt Nam, ở Nhật khai giảng năm học mới vào tháng 4, bởi vậy cũng cần lưu ý thời điểm đưa con sang cũng như tính độ tuổi con vào lớp theo mốc thời gian tháng 4 này nhé.
Ví dụ:
Con bạn sinh tháng 5/2016:
→ tháng 4/2019 chưa tròn 3 tuổi nên sẽ theo học lớp 2 tuổi từ tháng 4/2019 ~ 3/2020
Con bạn sinh tháng 3/2016:
→ tháng 4/2019 đã tròn 3 tuổi, bởi vậy học ở lớp 3 tuổi. tháng 4/2019 ~ 3/2020
Với các bé từ 0-5 tuổi
Nhà trẻ của Nhật có thể đăng ký vào giữa chừng chứ không cần đợi đến kỳ nhập học mới với điều kiện còn chỗ trống. Thông tin về danh sách nhà trẻ, số lượng tuyển sinh cũng như hồ sơ nộp có thể hỏi ở ban phụ trách nhà trẻ tại quận/ thành phố sinh sống.
Tuy nhiên, nếu lớp 4-5 tuổi vẫn có khả năng vào giữa chừng, thì lớp 0-3 tuổi việc vào giữa chừng là rất khó, đặc biệt lớp 0-1 tuổi do số lượng trẻ đông hơn nhiều số lượng nhà trẻ có thể tiếp nhận. Bởi vậy bố mẹ nên chủ động tìm hiểu sớm về tình hình nhà trẻ ở nơi sinh sống có khó vào hay không, lứa tuổi cũng như thời điểm nộp hồ sơ để con có thể vào nhà trẻ, tránh việc con sang một thời gian dài mà vẫn không đi được nhà trẻ. Với những nơi khó đỗ nhà trẻ, thời điểm dễ đỗ nhà trẻ nhất là tháng 4 kỳ học mới, hạn nộp hồ sơ sẽ là tháng 10-12 của năm trước đó tuỳ quận/ thành phố, bởi vậy cần có sự chuẩn bị sớm về việc nộp hồ sơ.
Ngoài ra, với những nơi khó đỗ nhà trẻ, bố hoặc mẹ ở nhà/đi làm ít cũng không có khả năng vào được nhà trẻ, bởi vậy cần tìm hiểu trước về điều kiện làm việc cũng như xin việc sớm để lấy giấy xác nhận làm việc và nộp hồ sơ vào nhà trẻ.
Với các bé từ tiểu học trở lên
Ở Nhật giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, bởi vậy dù con bạn sang thời điểm nào bé cũng sẽ có quyền lợi được đi học. Bố mẹ cần hỏi thông tin về việc nhập học của con tại ban phụ trách trường học trong quận/thành phố.
Nếu con bạn sang Nhật trước thời điểm nhập học vào lớp 1 (tháng 4 hàng năm) thì khoảng tầm tháng 10 -12 năm trước đó quận sẽ gửi giấy tờ liên quan đến việc nhập học của con. Bố mẹ cần lưu ý các giấy tờ của quận gửi về và làm theo hướng dẫn về việc đến phỏng vấn tại trường cũng như khám sức khoẻ của con,…
Sau một thời gian dài học tiếng ở Việt Nam và chờ đợi để được nhập cảnh vào Nhật, chắc hẳn các bạn mới sang lần này sẽ vô cùng háo hức với cuộc sống mới phía trước. Và bên cạnh những sự hồi hộp, háo hức đó, chắc hẳn ai cũng có chút lo lắng về rất nhiều điều chưa biết trước mắt.
– Làm thế nào để tiếp cận được những nguồn thông tin tốt, có được network với các sempai có nhiều kinh nghiệm?
– Những vấn đề về tâm lý mà các bạn có thể gặp phải khi sống ở Nhật và cách mà các sempai đã vượt qua.
– Nên định hướng thế nào cho con đường học lên sắp tới, hay làm thế nào để có thể tạo dựng 1 career path rõ ràng cho bản thân?
…Những câu hỏi, những thắc mắc mà chỉ các bạn khó có thể được giải đáp triệt để qua những buổi Orientation hướng dẫn về cuộc sống ở trường học, hay những buổi kenshu của công ty sẽ được các sempai đến từ MPKEN – JPCAREER – GotoJapan và các sempai khách mời rút hết ruột gan để chia sẻ cùng bạn ^^.
Nội dung chính về các phần chia sẻ trong event sắp tới sẽ được bật mí trong các post tiếp theo. Còn bây giờ, còn chờ gì nữa mà không tham gia đăng ký tham gia ngay nào các bạn ^^.
Các sempai đã sang lâu rồi nhưng muốn cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các kohai cũng đừng ngại đăng ký nhé.
Cùng tô màu cho cuộc sống mới của bạn ở Nhật với những trải nghiệm và chia sẻ thật đẹp, mọi người nhé.
===========
THÔNG TIN EVENT:
– Thời gian: 10h tới 12h sáng (giờ Nhật) ngày Chủ Nhật, 29/5/2022
– Hình thức: Online qua Zoom
– Link đăng ký: http://www.mpkenhr.jp/register
Khi quyết định đón con sang Nhật, một điều nhiều bố mẹ lo lắng là vấn đề ngôn ngữ như : con đến lớp nghe cô giáo và các bạn nói có hiểu gì không, con có chơi và sinh hoạt được với các bạn không, có cần phải dạy tiếng Nhật trước cho con hay không,…Tuỳ vào lứa tuổi khác nhau mà sự chuẩn bị cũng khác, bố mẹ có thể tham khảo gợi ý của Tomoni ở dưới đây liên quan đến vấn đề ngôn ngữ của con.
Với các bé từ 0-5 tuổi
Ở độ tuổi này, các bé làm quen rất nhanh và bố mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Nhiều mẹ Việt đưa con sang cũng có chia sẻ chỉ tầm sau 1 tháng con đã chơi rất vui với các bạn ở lớp, cũng như sau vài tháng con bắt đầu nói được tiếng Nhật và không còn trở ngại gì ở nhà trẻ.
Tất nhiên khoảng mấy tuần đầu đi học, con chưa quen và lạ lẫm với ngôn ngữ ở lớp và việc thấy buồn là điều khó tránh khỏi. Thời gian này bố mẹ có thể tích cực hỏi chuyện cũng như động viên con, cuối tuần đưa con đi chơi ở các khu vui chơi dành cho bé (giới thiệu chi tiết ở mục 5 bên dưới) cũng sẽ giúp con nhanh vượt qua giai đoạn đầu này.
Một vấn đề nữa nhiều gia đình băn khoăn là có nên dạy tiếng Nhật cho con, hay dùng tiếng Nhật để nói chuyện với con, giúp con nhanh nói được tiếng Nhật ở lớp hay không. Tuy nhiên, nếu tiếng Nhật của bố/mẹ không tốt lắm, thì việc dùng tiếng Nhật với con lại thành trở ngại cho việc bố mẹ và con có thể thoải mái tâm sự và nắm được tình hình của con ở lớp. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn cùng con qua thời gian đầu, bé sẽ sử dụng được tiếng Nhật rất nhanh và thành thạo, thậm chí dần quên tiếng Việt, nên việc bố mẹ và con cùng duy trì việc nói tiếng Việt ở nhà sẽ là việc cần chú ý hơn.
Với các bé từ tiểu học trở lên
Với các bé chuẩn bị vào tiểu học cũng như vào giữa chừng tiểu học, trung học, có thể yêu cầu trường/quận sinh sống hỗ trợ giờ tiếng Nhật cho con cũng như bố mẹ có thể hướng dẫn con học/ cho con theo học lớp tiếng Nhật trong thời gian đầu.
Về hỗ trợ của trường/ quận
Trong hồ sơ nhập học của con do quận/thành phố gửi có mục ghi nguyện vọng, bố mẹ có thể điền vào phần nội dung muốn con được học thêm/hỗ trợ thêm về tiếng Nhật hoặc trực tiếp thảo luận(相談)tại ban phụ trách trường học của quận về chế độ hỗ trợ tiếng Nhật cho các bé người nước ngoài. Tuỳ theo khu vực sinh sống mà các quận có chế độ khác nhau như cử giáo viên tiếng Nhật hỗ trợ các bé tại trường theo học hoặc cung cấp danh sách các trường có giờ phụ đạo tiếng Nhật. Trong trường hợp giờ phụ đạo tiếng Nhật không được thực hiện tại trường con theo học, bố mẹ cần đưa đón con đến lớp phụ đạo tiếng Nhật, bởi vậy bố mẹ cũng nên hỏi rõ thông tin về việc này để sắp xếp công việc.
Về chuẩn bị mà bố mẹ có thể hỗ trợ con
Ngoài việc nhận hỗ trợ của trường/quận, trong trường hợp bố mẹ biết tiếng Nhật có thể cho con làm quen với bảng chữ cái Hiragana, Katakana để con không bị quá bất ngờ khi bắt đầu theo học. Ngoài ra, bố mẹ có thể trực tiếp dạy hoặc nhờ người quen dạy con một chút tiếng Nhật theo giáo trình tiếng Nhật cho trẻ em 『こどものにほんご』
Nguồn: ひょうご日本語教師連絡会議子どもの日本語研究会 (著)
Tuy nhiên, điều quan trọng là việc hướng dẫn con học tiếng Nhật này chỉ thực hiện để con làm quen và có hứng thú với tiếng Nhật hơn, chứ không phải ép con học quá nhiều. Thời gian làm quen với tiếng Nhật này cũng nên được quy định thời gian nhất định trong buổi tối, còn lại bố mẹ vẫn nên duy trì việc giao tiếp bằng tiếng Việt với con.
Cuối cùng, nếu bố mẹ không có nhiều thời gian, cũng như không tự tin về việc tự dạy con, có thể cho con theo học lớp tiếng Nhật dành cho người nước ngoài của Kumon.
Sau khi làm các thủ tục đăng ký nhận sổ mẹ con, thẻ trợ cấp y tế,…cho con tại quận/ thành phố, thường các quận sẽ phát một cuốn sổ bao gồm các thông tin hữu ích liên quan đến các phòng khám ở trong quận/thành phố, cũng như các nơi khám cuối tuần/ ngày lễ, các nơi thực hiện tiêm phòng và khám định kỳ, cũng như các số điện thoại y tế khi con sốt cao – co giật hay có các triệu chứng mà bố mẹ không biết nên xử lý hay đưa ra quyết định gọi cấp cứu hay không. Bố mẹ cần nghiên cứu kỹ cuốn sổ này và ghi chú lại các thông tin dưới đây.
Phòng khám nhi(小児科)
Nên tìm hiểu các phòng khám nhi gần nhà, hoặc gần ga, gần trường con theo học, cũng như có giờ khám muộn hoặc thuận tiện để cho con đi khám sau khi tan học.
Nếu bố mẹ không nói tốt tiếng Nhật, có thể tra thêm tin phòng khám có dùng được tiếng Anh hay không.
Phòng khám cuối tuần/ ngày lễ
Cuối tuần, đặc biệt chủ nhật và các ngày lễ nhiều phòng khám nghỉ, bởi vậy bố mẹ cũng nên tra cứu trước về thông tin về các phòng khám cuối tuần/ ngày lễ để chủ động khi con ốm đột ngột. Tuỳ từng khu vực sẽ có các phòng khám đặc biệt do quận thực hiện để khám cho bé vào các ngày cuối tuần/ ngày lễ, hoặc phòng cấp cứu của các bệnh viện.
Ngoài ra, có dịch vụ khám tại nhà của các phòng khám (chi phí cao) hoặc dịch phụ khám tại nhà do hiệp hội y tế thực hiện và có hỗ trợ hầu hết chi phí khám – cấp thuộc, bố mẹ chỉ phải trả tiền đi lại và một phần phí nhỏ là dịch vụ Fast doctor (tuy nhiên chỉ mới triển khai ở một vài khu vực như Tokyo, một vài khu vực của Chiba, Saitama) bố mẹ cũng nên tìm hiểu trước thông tin để chủ động các tình huống liên quan đến sức khoẻ của con.
Gợi ý một số đồ cần chuẩn bị cho con đi học.
1. Bình nước
Không chỉ các bé đi học nhà trẻ, mẫu giáo, mà cả các anh chị lớn cũng cần có 1 bình nước để mang đi học, đi chơi. Có loại bình giữ nhiệt để đựng nước lạnh vào mùa hè, nước ấm vào mùa đông. Tùy từng độ tuổi mà các mẹ chọn dung tích bình cho phù hợp ạ.
2. Randoseru
Cặp đi học dành cho các bạn tiểu học đây ạ. Kiểu dáng và mẫu mã không khác nhau nhiều, nhưng giá cả lại rất chênh lệch tùy theo chất liệu. Các mẹ có thể tham khảo các mẫu cặp giá dao động tầm trên dưới 1 man là cũng có thể dùng được suốt 6 năm tiểu học của con rồi.
Không chỉ các anh chị lớn mà nhiều bé đi học mẫu giáo cũng cần dùng (tùy theo yêu cầu của trường). Các mẹ có thể mua thêm áo tay dài để con mặc vào mùa đông nữa đó ạ.
Cuối cùng, khi con mới sang một đất nước mới, xa người thân ở Việt Nam cũng như ít bạn cùng lứa tuổi, việc đưa con đi chơi, tiếp xúc với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ giúp con hoà nhập cuộc sống nhanh hơn.
Các khu vui chơi miễn phí ở Nhật rất nhiều và đa dạng, Tomoni xin giới thiệu các từ khoá để bố mẹ có thể tra cứu thông tin ở khu vực sinh sống.
児童館(じどうかん)・児童室(じどうしつ)
Khu vui chơi dành cho các bé ở quận/thành phố.
Có rất nhiều đồ chơi/ truyện tranh cũng như các hoạt động đọc sách cho bé nghe, tổ chức sinh nhật,… cho bé.
Ở các khu vui chơi này thường miễn phí và có phòng dành cho con bú cũng như phòng thay bỉm cho bé, cũng như nhiều bé cùng lứa tuổi đến chơi và giao lưu.
Nguồn: www.irasutoya.com
Ngoài ra, với các bé chưa đi học, ở các khu vui chơi này cũng để nhiều poster thông tin về những ngày có thể đến chơi tại các nhà trẻ trong quận, cũng như sử dụng bể bơi, khu vui chơi,…
公園(こうえん)・児童遊園(じどうゆうえん)
Ở Nhật rất nhiều các công viên quy mô từ nhỏ đến to, bố mẹ có thể tra cứu về công viên nói chung, hoặc các công viên chuyên cho các bé chơi 児童遊園 sẽ có nhiều trò chơi thích hợp với lứa tuổi của bé.
図書館(としょかん)
Thư viện của quận/thành phố là nơi các bạn có thể mượn sách về giáo dục trẻ, cũng như tuỳ thư viện sẽ có những khu vực sách dành riêng cho các bé từ 0 tuổi cho đến lứa tuổi tiểu học, trung học,….với rất nhiều sách tranh, cũng như thú bông, góc đọc sách phù hợp với lứa tuổi của bé.
Tuỳ khu vực mà ở thư viện cũng tổ chức các buổi đọc sách cho bé hay các hoạt động cùng làm sách, vẽ tranh,.. cho các bé.
デパート/ショッピングモール
Ở các khu mua sắm lớn, rất nhiều nơi có khu vực chơi miễn phí dành cho các bé, bố mẹ có thể tra với từ khoá キッズスペース
Ngoài ra, để tra cứu thông tin nơi mẹ và bé nghỉ ngơi, cũng như chỗ thay bỉm, chỗ pha sữa, hâm nóng đồ ăn cho bé, bố mẹ có thể tra với từ khoá ベビー休憩室
Rất mong với các thông tin mà Tomoni cung cấp ở trên, bố mẹ sẽ yên tâm hơn để đón con sang đoàn tụ, cũng như con nhanh chóng hoà nhập được với môi trường mới!
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn ko mất phí:
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận