Những chú ý khi liệt kê chứng chỉ khi viết ES hay sơ yếu lý lịch

Trong Entry sheet hay sơ yếu lý lịch bao giờ cũng sẽ có một cột liệt kê những chứng chỉ mà ứng viên đã có. Đây là một cột quan trọng để nhà tuyển dụng có thể dùng để đánh giá năng lực của ứng viên. Vậy chúng ta nên trình bày cột này như thế nào? Có những lưu ý gì khi viết mục này trong ES? Hãy cùng Tomoni tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

1. Lý do ứng viên cần cẩn thận khi liệt kê chứng chỉ trong ES hay sơ yếu lý lịch)

Chứng chỉ là thước đo khách quan giúp chứng minh được khả năng của bạn trong một lĩnh vực hay ngành nghề nào đấy. Tuỳ vào từng ngành nghề đặc thù khác nhau mà chứng chỉ cần thiết cũng sẽ khác nhau. 

Xem thêm:
Chứng chỉ quốc gia về giao dịch bất động sản tại Nhật (Takken) và các cơ hội công việc
Tìm hiểu về chứng chỉ Đánh giá kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại Nhật  

Tuy nhiên các bạn sinh viên mới tốt nghiệp nên ghi nhớ rằng hầu như không có luật cụ thể nào quy định rằng sinh viên mới tốt nghiệp cần những chứng chỉ cụ thể này. 

Ông Takahashi đảm nhiệm chức Tổng biên tập của MyNavi cho rằng có rất nhiều chứng chỉ mà sinh viên mới tốt nghiệp có thể thi sau khi vào công ty. Do đó, các bạn không cần quá lo lắng về việc cần có những chứng chỉ nào mới xin được việc, mà điều quan trọng là phải thể hiện được để nhà tuyển dụng thấy được việc bạn đã tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học, đã cố gắng ra sao để đạt những mục tiêu bản thân đề ra lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận rằng những sinh viên nỗ lực và đạt được các chứng chỉ khó hay có nhiều chứng chỉ cùng một lúc sẽ dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong vòng xét hồ sơ hơn.

Ông Takahashi – Tổng biên tập của MyNavi

2. Nên liệt kê những loại chứng chỉ gì trong ES hay trong sơ yếu lý lịch

Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên liệt kê những chứng chỉ gì vào trong ES hay sơ yếu lý lịch. 

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn nên lên trang chủ của công ty để xác nhận những yêu cầu cụ thể của công ty đối với ứng viên. Ví dụ như nếu đó là một công ty chuyên về thương mại với Đức thì việc có chứng chỉ chứng minh mình nói được tiếng Đức sẽ là lợi thế. 

Xem thêm:
Tỷ lệ người Việt Nam đỗ kỳ thi lấy chứng chỉ Hộ lý quốc gia Nhật Bản tăng cao
Các chứng chỉ tạo lợi thế khi đi xin việc 

Kể cả đó là những chứng chỉ không liên quan nhiều đến nội dung công việc mình muốn ứng tuyển đi chăng nữa nhưng chỉ cần bạn viết về nó một cách nghiêm túc thì chắc chắn đây cũng sẽ là một lợi thế của ứng viên khi đi xin việc. 

Ông Takahashi cũng cho rằng nếu các chứng chỉ bạn đạt được chỉ là những chứng chỉ nhỏ thôi, thì bạn vẫn có thể tạo ấn tượng bằng cách không chỉ đơn thuần liệt kê ra nó, mà còn đính kèm theo đó câu chuyện về lý do tại sao bạn chọn thi chứng chỉ này, và bạn đã nỗ lực ra sao để thi đỗ. Đây cũng là việc liên quan đến câu chuyện bạn đã cố gắng như thế nào trong thời sinh viên của mình.

*Giới thiệu sách hay:
【令和3年度】 いちばんやさしいITパスポート 絶対合格の教科書+出る順問題集 (新試験シラバス5.0完全対応)

Chắc hẳn nhiều bạn nghĩ chỉ những bạn chuyên ngành IT mới cần chứng chỉ IT passport để đi xin việc, nhưng thật ra các bạn bunkei cũng có thể thi lấy chứng chỉ này để chứng minh kĩ năng tin học cũng như thể hiện nỗ lực trau dồi kiến thức của bản thân khi còn là sinh viên. Cuốn sách dưới đây phù hợp với những bạn hoàn toàn không có kiến thức gì về IT, những bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm, và người đi làm không có nhiều thời gian cho việc học.

 

Ngoài ra cũng có cả những chứng chỉ mà bạn không cần liệt kê trong Entry sheet và sơ yếu lý lịch. 

Một ví dụ đơn giản đó chính là nếu chứng chỉ tiếng Anh chưa cao thì không nên ghi vào sơ yếu lý lịch. Nhiều bạn sinh viên khi học các môn học tại trường đại học cũng được cấp một cái bằng nho nhỏ liên quan đến việc dạy học. Tuy nhiên nếu nội dung công việc tương lai của bạn không liên quan gì đến giáo viên thì cũng không nên ghi chứng chỉ đó vào trong ES hay sơ yếu lý lịch. Lý do là việc ghi những chứng chỉ không liên quan sẽ khiến công ty thắc mắc vậy rốt cuộc ứng viên có nghiêm túc với vị trí mình đang ứng tuyển hay không. Do đó khi ứng tuyển mà vẫn muốn ghi chứng chỉ đó vào thì cần giải thích kĩ cho nhà tuyển dụng như tuy tôi có chứng chỉ về giáo viên nhưng 70% tôi muốn phát triển kỹ năng sự nghiệp của mình trong vị trí công việc mà tôi đang ứng tuyển bên quý công ty. 

3. Nên liệt kê chứng chỉ như thế nào trong ES hay sơ yếu lí lịch

Điều đầu tiên cần chú ý đó chính là trình bày nội dung chứng chỉ của mình một cách nghiêm chỉnh. Có nghĩa là bạn cần ghi tên đầy đủ của chứng chỉ đó ra trong sơ yếu lý lịch.

Ví dụ như thay vì ghi TOEIC bạn cần ghi Test of English for International Communication. Hoặc bạn có thể tham khảo cách ghi như trong bằng dưới đây. 

Ngoài ra nếu bạn có nhiều chứng chỉ thì cần ưu tiên ghi thứ tự những chứng chỉ đó dựa trên yêu cầu ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như nếu ứng tuyển cho các doanh nghiệp nước ngoài bạn cần ghi chứng chỉ tiếng Anh ngay ở đầu. Bạn cũng cần thống nhất năm đạt được chứng chỉ ghi trong hồ sơ. Nếu ghi theo lịch phương Tây thì nên ghi thống nhất lịch phương Tây, ghi theo lịch của Nhật thì nên thống nhất ghi theo lịch Nhật. Size và cỡ chữ cũng cần đồng nhất với những thông tin bên trên.

Xem thêm:
Thi chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL tại Nhật Bản như thế nào?
Viết business email chuẩn Nhật: Cách sử dụng đúng từ ご査収「ごさしゅう」 

Trong trường hợp không có chứng chỉ nào đấy nổi bật bạn chỉ cần ghi ngắn gọn là không có chứng chỉ nào đặc biệt (特にありません). Không được để trống không ghi gì vì trong trường hợp đó người tuyển dụng dễ tưởng nhầm rằng ứng viên quên không ghi mục này. 

Ngoài ra, để ngoài tuyển dụng hiểu được lý do tại sao bạn học chứng chỉ này rõ hơn, bạn cũng có thể ghi rõ lý do bạn học bằng chứng chỉ này để làm gì như ví dụ trong ảnh dưới đây. Hãy ghi nhớ là chỉ những chứng chỉ liên quan đến công việc hãy ghi thêm chú thích nhé. 

Ông Takahashi cũng chia sẻ thêm rằng các doanh nghiệp Nhật Bản thường đánh giá ứng viên dựa trên niềm yêu thích, sự nhiệt tình, lạc quan chủ động xử lý công việc nên kể cả nếu bạn không có chứng chỉ nào đó cụ thể trong ngành thì chỉ cần bạn truyền tải được cho nhà tuyển dụng hiểu rõ điều đó thì bạn cũng không cần phải lo việc sẽ không được chính xác.

Xem thêm:
Nhầm lẫn khi gửi email – Cách xin lỗi và khắc phục
Kiến thức cơ bản về sử dụng font chữ tiếng Nhật trong văn bản business 

Tuy việc viết thông tin về các chứng chỉ mình đã đạt được vào mục chứng chỉ là một việc không hề khó nhưng viết một cách chỉnh chu, tạo được ấn tượng tốt lại là điều không đơn giản.. Mong rằng sau bài viết ngày hôm nay các bạn sẽ tự tin hơn khi viết phần này.

BẠN MUỐN TRANH THỦ THỜI GIAN NẤU ĂN, CHẠY BỘ HAY NGỒI TRÊN TÀU ĐỂ INPUT KIẾN THỨC NHIỀU HƠN —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ SÁCH NÓI AUDIBLE VỐN CÓ GIÁ 1500Y/THÁNG CỦA AMAZON MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.

Link bài viết: Theo NHK

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói


Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...