Ngược đãi người cao tuổi: Vấn đề không thể bỏ qua trong xã hội già hóa như Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi cao thuộc hàng top trên thế giới. Mặc dù Chính phủ cũng có nhiều biện pháp chính sách để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho người già, vẫn còn rất nhiều góc khuất trong xã hội cần được nói đến khi xã hội già hóa và cơ cấu gia đình đang có nhiều thay đổi. Ngược đãi người cao tuổi là hành động ngược đãi của các thành viên trong gia đình, người thân hoặc nhân viên viện dưỡng lão.

Ngoài các hành vi bạo lực (ngược đãi thể chất) còn có ngược đãi tâm lý bao gồm sử dụng lời nói khiếm nhã hoặc không quan tâm chăm sóc, tùy tiện sử dụng tài sản (ngược đãi kinh tế), ngược đãi do giới tính

Số lượng các trường hợp ngược đãi người cao tuổi ở Nhật Bản ngày một gia tăng. Đó là một vấn đề cần được giải quyết không chỉ bởi những người trực tiếp chăm sóc mà còn bởi cả cộng đồng.

1. Số liệu về số vụ ngược đãi người già

Có trường hợp ngược đãi bởi nhân viên chăm sóc và cũng có các trường hợp ngược đãi bởi các thành viên gia đình và người thân. Nhìn chung, trong cả hai trường hợp, phụ nữ bị ngược đãi nhiều hơn. Khoảng 70% người cao tuổi bị ngược đãi trong các cơ sở chăm sóc là phụ nữ, và khoảng 45% người bị ngược đãi là người già từ 85 đến 94 tuổi.

Ngoài ra tỷ lệ ngược đãi thể chất tỷ lệ thuận với mức độ nhu cầu chăm sóc. 

a, Ngược đãi từ nhân viên chăm sóc ở các cơ sở phúc lợi

Số trường hợp ngược đãi từ những nhân viên làm việc trong các cơ sở phúc lợi hoặc chăm sóc tại nhà đã giảm vào năm 2020, nhưng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những năm gần đây. Năm 2019 đã có 644 trường hợp ngược đãi được xác định bởi chính quyền tỉnh và thành phố. Năm 2020 là 595 trường hợp. Ngoài ra còn còn có 2,097 vụ trong năm 2020 và 2,267 vụ năm 2019 được báo cáo lên thành phố nhưng chưa được xét là ngược đãi. Khoảng một phần tư số cuộc tư vấn gửi tới được Chính phủ nhận định rằng có xảy ra ngược đãi. 

b, Ngược đãi từ người thân trong gia đình

Số lượng các phán quyết ngược đãi từ những người chăm sóc đã đi ngang và có xu hướng tăng nhẹ, số lượng các cuộc tư vấn cá nhân cũng có xu hướng gia tăng kể từ năm 2015. Có 16,928 trường hợp được chính quyền tỉnh và thành phố đánh giá là ngược đãi trong năm 2019 và 17,281 trường hợp trong năm 2020.

Ngoài ra, số lượng cuộc tư vấn được báo cáo là 34,057 năm 2019 và 35,774 năm 2020 ngay cả khi chúng không được nhận định là ngược đãi. Có vẻ như số trường hợp ngược đãi từ người thân cao hơn rất nhiều so với trong các viện dưỡng lão. 

Khoảng một nửa số cuộc tư vấn là những tình huống mà Chính phủ đánh giá rằng thực sự có xuất hiện ngược đãi. Khoảng 75% người cao tuổi bị ngược đãi bởi người thân là phụ nữ, và khoảng 45% trong số họ trong độ tuổi từ 75 đến 84.

Ngoài ra, khi chăm sóc trở nên cần thiết hơn, tỷ lệ từ bỏ chăm sóc cũng có xu hướng tăng lên. Về ngược đãi tâm lý, tỷ lệ xảy ra ngược đãi trong yêu cầu hỗ trợ 2 cao hơn trong yêu cầu hỗ trợ số 1. Trong yêu cầu chăm sóc điều dưỡng từ 1 ~ 5, tỷ lệ ngược đãi tâm lý có xu hướng giảm khi mức độ chăm sóc điều dưỡng cao. 

Xu hướng gia đình lạm dụng (giới tính, cấu trúc hộ gia đình, tuổi tác, mối quan hệ,…)

Nhìn vào thành viên của các hộ gia đình đã xảy ra ngược đãi người cao tuổi, 36,4% hộ gia đình đang sống với con cái chưa lập gia đình, tiếp theo là 23,3% hộ gia đình chỉ có cặp vợ chồng. Từ đó có thể thấy người lạm dụng chịu trách nhiệm chăm sóc điều dưỡng một mình, đây là gánh nặng lớn dễ dẫn đến ngược đãi.

Ngoài ra, tuổi trung bình người ngược đãi  vào khoảng 50 (26%). Người ở độ tuổi 40 chiếm khoảng 16%. Mối quan hệ phổ biến nhất là với con trai 40%, tiếp theo là chồng 22%, con gái 18%, vợ 7% và cháu 3%.

Cuối cùng, nhìn vào môi trường sống của người ngược đãi, khoảng một nửa số trường hợp chăm sóc trực tiếp 1-1, đây là một sự khó khăn trong việc chăm sóc. 

2. Các yếu tố khiến người cao tuổi bị ngược đãi

Nguyên nhân chính của việc ngược đãi trong các viện dưỡng lão là các vấn đề liên quan đến giáo dục, kiến thức và kỹ năng điều dưỡng của nhân viên chăm sóc. Con số này chiếm khoảng một nửa (48,7%). 

Vấn đề tiếp theo là tâm lý của nhân viên chăm sóc: mối quan hệ giữa nhân viên không tốt, điều kiện môi trường thúc đẩy ngược đãi, hệ thống quản lý (22%); vấn đề quản lý cảm xúc và căng thẳng trong công việc (17,1%). “Thiếu ý thức đạo đức và triết lý”, “thiếu nhân sự khiến khối lượng công việc chồng chất”, “tính cách và chất lượng của nhân viên ngược đãi”, mỗi kết quả chiếm khoảng 10%. 

Mặt khác, nguyên nhân ngược đãi của những người chăm sóc rất đa dạng ví dụ như trạng thái tâm trí của người chăm sóc, các mối quan hệ gia đình, tính cách không tin cậy người khác, thói quen lối sống, nghiện ngập,….Trong trường hợp người cao tuổi mắc bệnh mất trí nhớ, việc giao tiếp ngày càng trở nên khó khăn hoặc không được để người cần chăm sóc rời khỏi tầm mắt, điều này có thể làm tăng gánh nặng cho người chăm sóc.

 

Xem thêm:

Án tử hình – điều gây tranh cãi tại Nhật Bản
Những lưu ý về chế độ bảo hiểm và nenkin của visa tokuteigino

3. Ngược đãi đối với người già có chứng mất trí nhớ

Mất trí nhớ là nguyên nhân phổ biến thứ hai mà các thành viên trong gia đình và người thân phải hứng chịu. Đối với những người cao tuổi không thể có cuộc sống độc lập do chứng mất trí nhớ, mức độ ngược đãi (mức độ nghiêm trọng) là 3 hoặc cao hơn trên thang điểm 5 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi quy định. 

Khi người cao tuổi được chăm sóc bởi những người thân như thành viên gia đình, người ta thấy rằng có 65 đến 70% khả năng ngược đãi thể chất xảy ra bất kể chứng mất trí nhớ tiến triển hay không tiến triển. Ngoài ra, khi chứng mất trí nhớ tiến triển, ngược đãi tâm lý giảm, trong khi việc từ chối chăm sóc có xu hướng gia tăng.

Trong trường hợp chăm sóc bởi người thân, mức độ nghiêm trọng của ngược đãi được đặc trưng bởi tỷ lệ cao 4 ~ 5/ 5 cấp độ khi mức độ mất trí nhớ phát triển. Có thể nói rằng việc người cao tuổi có mắc chứng mất trí nhớ hay không là một vấn đề rất lớn đối với người trong gia đình khi chăm sóc người cao tuổi. 

Trong các cơ sở chăm sóc, người ta thấy rằng chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi càng nhiều, ngược đãi thể chất càng tăng và ngược lại, tỷ lệ ngược đãi tâm lý giảm.

4. Pháp luật Nhật quy định về ngược đãi như thế nào?

Có năm loại ngược đãi: thể xác, tâm lý, tình dục, kinh tế và cuối cùng là từ bỏ chăm sóc.

  • Ngược đãi thể chất là hành động gây ra vết thương, gây đau đớn cho cơ thể. Ngoài ra còn có thể hiểu là việc người cao tuổi bị cắt đứt liên lạc với những người cao tuổi khác.
  • Ngược đãi tâm lý là hành vi gây đau khổ tinh thần ví dụ như đe dọa hay xúc phạm người cao tuổi. Phớt lờ hoặc gây khó khăn cũng được coi là hành vi ngược đãi tâm lý. 
  • Ngược đãi tình dục/ Quấy rối tình dục là hành vi ép người cao tuổi tham gia vào các hành động tình dục. 
  • Ngược đãi kinh tế là hành vi sử dụng tài sản của người cao tuổi khi chưa có sự cho phép của chủ nhân. 
  • Từ bỏ chăm sóc là hành vi không cho người cao tuổi sử dụng những dịch vụ chăm sóc cần thiết hoặc không cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết. Dù cố ý hay không cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống và trạng thái thể chất, tinh thần của người cao tuổi. 

Có 3 mức độ ngược đãi khác nhau yêu cầu sự can thiệp khác nhau.

a, Mức độ Khẩn cấp: Tình trạng nghiêm trọng đe dọa cuộc sống của người cao tuổi.

Cụ thể, đây là trường hợp những người chăm sóc mệt mỏi với việc chăm sóc điều dưỡng sẽ sử dụng bạo lực như đấm, đá người già. Hoặc đó là khi người chăm sóc không chăm sóc người cao tuổi hàng ngày, khiến họ mất ý thức, yếu đuối, suy dinh dưỡng….phải nhập viện khẩn cấp.

Trong trường hợp này, các chuyên gia cần phải can thiệp vào gia đình càng sớm càng tốt.

b, Mức độ cần can thiệp:

Cần can thiệp là trường hợp các tác động về thể chất và tinh thần của người cao tuổi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu tình hình hiện tại không được giám sát, hoặc có khả năng cao xảy ra ngược đãi. 

Nhu cầu can thiệp có xu hướng xảy ra khi có điều gì đó không ổn với người chăm sóc ở gần hoặc không thể chăm sóc tốt cho người già. Ví dụ, con trai là người chăm sóc rút tiền từ sổ tiết kiệm của người mẹ đang cần chăm sóc để chơi pachinko. 

Ngoài ra còn các trường hợp tình trạng thể chất của người cao tuổi suy giảm đến mức gần như nằm liệt giường do thói quen ăn uống suy giảm, nếu không sử dụng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng ngay cả khi người quản lý chăm sóc khuyến nghị sử dụng các dịch vụ này, hoặc trường hợp người cao tuổi chỉ được cung cấp hộp cơm mua ở hàng tiện lợi một lần một ngày. Trong trường hợp này, cho dù bản thân người cao tuổi có nhận thức được rằng họ có đang bị ngược đãi hay không cũng cần có sự can thiệp của các chuyên gia.

c, Mức độ cần theo dõi và hỗ trợ:

Cần theo dõi, hỗ trợ với người cao tuổi bị ảnh hưởng một phần thể chất, tinh thần hoặc chưa có biểu hiện ra bên ngoài. 

Điều này được cho là do người chăm sóc thiếu kiến thức về chăm sóc và thực tế là việc chăm sóc không phù hợp thường được thực hiện do sự gia tăng gánh nặng chăm sóc. Ví dụ, mặc dù người cao tuổi đang trải qua các triệu chứng Parkinson, họ buộc phải đi bộ.

Ngoài ra, còn có những tình huống khiến người cao tuổi mất tự tin để sống như việc la mắng khi họ không thể di chuyển như mong đợi của người chăm sóc.

Gợi ý một số thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe:
– Tảo xoắn Spirulina:
Đây là sản phẩm được bào chế từ tảo xoắn sinh sôi tại vùng nước biển sâu Nhật Bản. Hỗ trợ bổ sung vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng: https://amzn.to/3bnFYhK

 

– Thuốc uống hỗ trợ giảm đau khớp Orihiro Glucosamine:
Glucosamin của hãng Orihiro được chiết xuất từ sụn vi cá mập, sụn gà, nấm men, collagen thủy phân lên men, chiết xuất mầm đậu nành…giúp ức chế và giảm quá trình thoái hóa khớp, cải thiện các cơn đau khớp,…https://amzn.to/3PSyHW3 

 

5. Cấm các hành vi mang tính “hạn chế thể chất” đối với người cao tuổi

Hạn chế thể chất có tác động tiêu cực đến tâm trí và cơ thể của người già và việc không thể chấp nhận trong việc chăm sóc người cao tuổi. Trong nhiều tình huống, việc chăm sóc tại nhà bởi gia đình và người thân không thể đảm bảo được yêu cầu, có thể vi phạm quy định về việc hạn chế thể chất do đó cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc.

Pháp luật Nhật Bản quy định về các hành vi hạn chế thể chất như sau:

  • Buộc thân hoặc tay chân của người cần chăm sóc vào xe lăn, ghế hoặc giường bằng dây để họ không đi lang thang
  • Buộc thân người cao tuổi vào giường để tránh bị ngã
  • Dùng hàng rào bao quanh giường để người cần chăm sóc không thể tự xuống
  • Buộc chân tay bằng dây để người cần chăm sóc không thể tự tháo ống truyền
  • Đeo găng tay loại có gai hạn chế chức năng của bàn tay để nạn nhân không kéo ra các ống truyền, hoặc để ngăn làm trầy xước da.
  • Đeo dây đai an toàn hình chữ Y để tránh bị ngã khỏi xe
  • Sử dụng loại ghế ngăn người có khả năng đứng lên 
  • Mặc quần áo chăm sóc điều dưỡng (quần yếm) để hạn chế cởi quần áo và tã 
  • Để tránh gây phiền toái cho người khác, dùng dây buộc thân hoặc tay chân của người cần chăm sóc vào giường hoặc đồ vật khác trong nhà…
  • Sử dụng thuốc an thần để làm dịu khi kích động 
  • Cách ly vào phòng không thể tự mở

Ngoài 11 mục trên, “Đừng di chuyển!” và “Đừng đứng!” “Câm miệng!” và “Chờ một chút!” (Các câu từ dùng để hạn chế hành động) cũng được coi là hạn chế thể chất. 

Tuy nhiên, có thể có những ngoại lệ đối với các hành vi trên trong những trường hợp sau đây: 

  • Khẩn cấp: Khi có khả năng rất cao là tính mạng hoặc cơ thể của người dùng hoặc người khác sẽ bị đe dọa
  • Không thể thay thế: Khi không có phương pháp chăm sóc thay thế nào khác ngoài việc kiềm chế thể chất hoặc các hạn chế khác đối với hành vi
  • Tạm thời: Khi sự kiềm chế về thể chất hoặc các hạn chế hành động khác chỉ là tạm thời

Những điểm cần lưu ý trong “Trường hợp khẩn cấp”:

  • Các quyết định phải được một nhóm chuyên gia chăm sóc đưa ra dựa trên việc tham khảo ý kiến của những người liên quan.
  • Giải thích đầy đủ nội dung, mục đích, lý do, thời gian, thời gian,…của việc hạn chế thể chất cho người cao tuổi và gia đình của họ
  • Luôn quan sát, xem xét và chấm dứt nếu không còn phù hợp với yêu cầu
  • Ghi lại cách thức và thời gian kiềm chế thể chất, tình trạng thể chất và tinh thần, và lý do cho các trường hợp khẩn cấp không thể tránh

Những hành vi hạn chế thể chất như đã nói ở trên có thể làm suy giảm chức năng thể chất của người cần chăm sóc, từ đó khiến họ mất khả năng đi lại, mất trí nhớ nặng hơn và sau đó dẫn tới những hành vi hạn chế và ngược đãi cao hơn nữa. 

Để tránh vòng luẩn quẩn này trong chăm sóc người già, các chuyên gia chăm sóc ở Nhật Bản thường cùng gia đình và người thân xem xét thận trọng tình hình, đưa việc “không cần hạn chế thể chất” làm mục tiêu chăm sóc, và luôn nghĩ đến các lựa chọn thay thế. Để làm được như vậy, cần phải tạo ra một hệ thống chăm sóc bao gồm cả giám đốc trung tâm, bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc điều dưỡng và nhân viên hành chính.

Đồng thời,cũng phải tiến hành tạo ra một môi trường ít bị tai nạn hơn. Bằng cách thực hiện các điều chỉnh nhỏ như lắp đặt tay vịn, không đặt đồ vật dưới chân và giữ chiều cao giường thấp, để  có thể ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra ở một mức độ nào đó.

Điều cần thiết là phải đặt lợi ích người cao tuổi lên hàng đầu. Bằng cách loại bỏ các yếu tố lo lắng ở người cao tuổi như xem họ có bất an hay không, có cảm thấy đau đớn hay không… cũng có thể ngăn chặn sự hạn chế về thể chất.

Kết 

Từ năm 2006, Đạo luật Phòng chống ngược đãi người cao tuổi bắt đầu có hiệu lực với tên gọi chính xác là “Đạo luật về phòng chống ngược đãi người cao tuổi và hỗ trợ cho người chăm sóc người cao tuổi”. Kể từ đó, mỗi năm một lần,  Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi lại tiến hành một cuộc khảo sát về ngược đãi cho nhân viên trong các cơ sở chăm sóc và những người chăm sóc trực tiếp như thành viên gia đình, người thân. 

Ngoài ra, Đạo luật Phòng chống ngược đãi người cao tuổi quy định hỗ trợ người chăm sóc như người nhà và người thân. Người ta kỳ vọng rằng các nhân viên chăm sóc điều dưỡng sẽ đóng một vai trò trung tâm trong việc giảm gánh nặng chăm sóc gia đình và tăng cường các bàn tư vấn. Đây là một vấn đề cần phải được xem xét không chỉ trong các cơ sở chăm sóc điều dưỡng mà còn ở trong gia đình, một vấn đề phải được toàn xã hội xem xét.

Theo: We介護

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu

Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken

 

 

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...