Khi nghỉ sinh con, tùy theo chế độ của công ty nhưng hầu hết người lao động sẽ không được công ty trả lương. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được trợ cấp nghỉ thai sản, chăm con từ phía cơ quan bảo hiểm. Điều này làm giảm đáng kể thu nhập, có thể sẽ gây ảnh hưởng khi bạn nộp hồ sơ xin vĩnh trú. Cụ thể có những lưu ý gì, cần chuẩn bị như nào, Tomoni sẽ điểm qua trong bài viết này nhé!
1. Thu nhập trong thời gian nghỉ sinh con
Như các bạn đã biết, một trong những điều kiện quan trọng để xin được vĩnh trú là phải có độc lập sinh kế, tức phải có thu nhập ổn định, đủ cho bản thân và người phụ thuộc. Mức thu nhập hàng năm được xét trong 5 năm liên tiếp.
Trong khoảng thời gian nghỉ thai sản 産休 さんきゅう và nghỉ chăm con nhỏ 育休 いくきゅう , bạn sẽ không nhận lương từ công ty mà sẽ nhận được các khoản trợ cấp. Cụ thể các khoản sau:
- Trợ cấp thai sản 出産手当金 từ BHXH
- Trợ cấp nghỉ chăm con 育児休業給付金 từ BH thất nghiệp
- Trợ cấp con nhỏ 児童手当 nhận từ Chính phủ
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các khoản trợ cấp trong các bài viết sau:
Các khoản trợ cấp này sẽ được tính vào nenshu của bạn, thường khoảng 50~70% thu nhập trước khi nghỉ sinh. Nhưng để được tính vào thu nhập, bạn phải chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau để nộp cho cho nyukan:
- Đăng ký nhận trợ cấp (bản sao)
- Thông báo chi trả trợ cấp
- Sao kê tài khoản ngân hàng thể hiện số tiền trợ cấp được nhận
- Các giấy tờ chứng minh khác.
Bạn lưu ý bảo quản các giấy tờ liên quan cẩn thận để dùng sau này nhé!
2. Thời điểm nộp hồ sơ
Thời điểm tốt nhất để nộp hồ sơ xin vĩnh trú là 1 năm sau khi hết thời gian nghỉ chăm con nhỏ, khi mà bạn đã quay trở lại với công việc và có thu nhập ổn định trở lại. Lý do là bởi:
- Thời điểm sau sinh, người phụ nữ sẽ mệt mỏi cả về cơ thể và tinh thần. Trong khi đó, giấy tờ xin vĩnh trú lại rất phức tạp. Việc chuẩn bị mất nhiều thời gian và công sức, dễ gây nhầm lẫn, thiếu sót.
- Kể cả khi các khoản trợ cấp bạn nhận được trong năm là trên 300 man/năm đi chăng nữa, nhưng thực tế vẫn là thu nhập bị giảm đáng kể. Bạn không nên nộp hồ sơ vĩnh trú khi thu nhập năm gần nhất bị sụt giảm như vậy.
- Bạn cũng cần có thời gian để chứng minh có thu nhập ổn định sau khi nghỉ sinh con.
3. Về nước sinh con
Có nhiều bạn lựa chọn phương án về Việt Nam sinh con. Thông thường, các bạn sẽ về trước trước tuần 34 của thai kỳ, và chờ khi em bé cứng cáp mới quay trở lại. Như vậy, hầu hết các bạn về Việt Nam sinh con sẽ mất tối thiểu khoảng 3 tháng. Các bạn đừng quên một điều kiện quan trọng nữa để xin vĩnh trú, đó là ở Nhật liên tục trong 10 năm. Nếu vì lý do nào đó bạn ra khỏi Nhật quá 3 tháng/lần hoặc 1 năm quá 150 ngày thì khả năng bị reset sẽ khá cao. Nếu là các lý do bất khả kháng như đúng đợt dịch Corona, hay do công ty cử đi công tác thì có thể giải trình. Cục có thể chấp nhận hoặc không. Nhưng nếu về do các lý do cá nhân chủ quan, tự mình quyết định được, ví dụ như về nước sinh con thì khả năng giải trình được là thấp nên các bạn lưu ý nếu định xin vĩnh trú thì cân nhắc vấn đề về nước sinh con nhé!
4. Tư cách lưu trú của con
Nếu bạn nộp hồ sơ xin vĩnh trú trong thời gian mang bầu, khi em bé được sinh ra, bạn cần làm thủ tục xin tư cách lưu trú cho con. Thời điểm này, em bé sẽ có visa phụ thuộc 家族滞在. Sau khi bố, mẹ có vĩnh trú 永住者 rồi sẽ cần thông báo với nyukan để làm thủ tục đổi tư cách lưu trú của bé.
Khi nộp hồ sơ, nyukan sẽ cấp cho bạn thông tin mã số hồ sơ. Bạn có thể gọi điện đến nyukan để được hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm series bài viết về chủ đề vĩnh trú trên Tomoni:
Những điểm thay đổi trong thủ tục xin visa vĩnh trú từ tháng 7/2019
Vi phạm giao thông ảnh hưởng gì khi xin vĩnh trú
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận