Là chủ của một chuỗi cửa hàng Bánh Mì Xin Chào, anh Bùi Thanh Tâm có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc mở cửa hàng F&B tại Nhật. Anh đã chia sẻ lại kinh nghiệm từ những bước đầu tiên như chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty, tìm mặt bằng…trên trang facebook cá nhân. Được sự đồng ý của tác giả, Tomoni xin đăng tải lại series này, hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về con đường khởi nghiệp tại Nhật theo hướng mở nhà hàng.
Series được chia thành 3 phần.
Phần 1: Thành lập công ty và xin visa kinh doanh.
Phần 2: Chuẩn bị xây dựng
Phần 3: Thi công
Phần 4: Lên Menu
Mời các bạn cùng theo dõi.
————————————————–
PHẦN 2: CHUẨN BỊ XÂY DỰNG
Khi bạn thành lập xong công ty, nộp giấy tờ xin visa kinh doanh: cửa hàng đã có, công ty đã có, văn phòng đã có; vậy mà…visa thì chưa. Cục xuất nhập cảnh sẽ xét visa của bạn tuỳ theo tình trạng “bổ quả cau” mà tính nhanh hay chậm. Nhanh thì 1,2 tháng, chậm thì 6 tháng, có khi 1 năm, hoặc có khi không bao giờ nếu họ phát hiện dòng tiền không đúng, phạm pháp, hoặc nợ tín dụng, hoặc…nhìn cái mặt thấy ghét (bị vào nhóm điều tra ngẫu nhiên chẳng hạn)!!!
Tuy nhiên tỉ lệ tạch visa này không nhiều, vì khi văn phòng luật chấp nhận hồ sơ, tư vấn và nộp cho bạn thì khả năng “chiến thắng” đã là 90% rồi. Việc tiếp theo của bạn là tập trung xây dựng cửa hàng, chuẩn bị cho việc mở cửa đón khách.
Yên tâm là trong lúc đợi visa bạn vẫn có thể kinh doanh bình thường.
Liên hệ văn phòng luật của MPKEN để được hỗ trợ thủ tục thành lập công ty và xin visa quản lý kinh doanh với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
Nhật là quốc gia cực kỳ khó khăn trong các việc xây dựng: tu sửa, đi đường điện, đường nước, ống khói, báo cháy… từ những công trình dân dụng nhỏ nhất. Tất cả các công trình phải được làm bởi công ty được cấp giấy phép tương ứng, người đứng đầu phải có bằng cấp tương ứng, và thậm chí tuỳ quy mô, tuỳ bằng cấp mà cũng chỉ được nhận các công trình có giá trị tương ứng. Ví dụ có một số công ty nhỏ có thêm hạng mục kinh doanh Reform, khi được cấp phép làm hạng mục tu sửa, xây dựng các công trình quy mô nhỏ thì cũng chỉ được giới hạn doanh thu tối đa 5 triệu yên(500man)/năm mà thôi.
Trước tiên nói về quy trình xây dựng – reform quán ăn thường thấy ở các công ty Nhật, trước khi nói đến phương án “cào bằng” của các anh em người Việt Nam.
Thường người Nhật chỉ bắt đầu gọi công ty xây dựng đến để lên bản thiết kế, báo giá, phương án-thời gian xây dựng chỉ sau khi họ đã chắc chắn ký kết được hợp đồng thuê mặt bằng.
Một số công trình sẽ cần bản vẽ kĩ thuật chi tiết tất tần tậc mọi thứ trong quán. Để vẽ được bản này phải thuê kĩ sư đạt bằng cấp cao nhất, họ đến đo đạc và vẽ hoàn thiện mất khoảng 1 tháng, tiền vẽ có khi lên đến 1 triệu yên (100man) cho mặt bằng dưới 100m2. Nhưng nếu công trình nhỏ gọn, không bị yêu cầu bắt buộc từ chủ nhà thì chỉ cần bảng layout tinh gọn từng vị trí thiết bị đặt để trong mặt bằng là oke, mọi việc còn lại công ty xây dựng sẽ tính toán. Bản vẽ chi tiết này là trường hợp ở level cao rồi nên mình tạm bỏ qua, đợi nói vào số tới nhé.
Xem thêm: Đăng ký giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng
Việc báo giá thường sẽ mời 3 công ty để đưa ra phương án hợp lý, số tiền hợp lý nhất với chủ cửa hàng (giám đốc) – lưu ý: bây giờ các bạn đã lên chức giám đốc rồi đó 😉.
Và vui thay, việc báo giá này tốn của các công ty 2 tuần. Bạn mất thêm khoảng 1 tuần để quyết định chọn cty nào, và trả giá để giảm được ít nhiều (một số công ty sẽ không chấp nhận trả giá). Sau khi thoả thuận chốt, chúng ta lại tiếp tục mất thêm 2 tuần nữa để cty xây dựng chuẩn bị timeline công việc, con người, thầu phụ, nguyên vật liệu, chỗ ở, đi lại…
Như vậy, sương sương chúng ta – những giám đốc đạo mạo, tài năng đã mất thêm khoảng 1 tháng rưỡi tiền nhà cho việc chuẩn bị xây dựng – dù chưa bán buôn được xu nào. (Nếu tính luôn bảng vẽ kĩ thuật thì 2 tháng rưỡi, đến 3 tháng nhé).
Chi phí xây dựng tuỳ vào vị trí, diện tích, khối lượng công việc, nhưng yên tâm là giá cao – rất cao. Ví dụ sửa chữa, reform mặt bằng khoảng 70m2 với tường trần thạch cao, khu bếp, đi điện nước, ống hút khói, cống ngầm, sàn, máy điều hoà, toilet, bảng hiệu,… bạn sẽ mất ít cũng khoảng 10 triệu yên (1000 man) tương đương 1.7 tỷ vnđ. May quá yên thấp chứ không là 2 tỷ có lẻ.
Và nhắc lại, đó là lựa chọn công ty Nhật báo giá thấp nhất, đã trả giá hết cỡ, còn lại cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi hay thấp hơn 10% cũng tuỳ vào việc “bổ quả cau” vậy.
Công việc này nếu giao cho các anh em công ty Việt Nam làm thì sẽ nhanh hơn, báo giá rẻ hơn; tuy nhiên cũng gắn liền rủi ro là thiếu sự chuyên nghiệp, hoặc một số kiến thức chuyên môn còn thiếu, chưa được tốt như những công ty Nhật được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm; dẫn đến hệ luỵ hư hỏng, sửa chữa sau này.
Yên tâm, làm nhượng quyền Bánh Mì Xin Chào thì bên mình lo hết mấy vụ này. Đẹp-bổ-rẻ-nhanh-chuẩn-chỉn chu.

Bánh Mì Xin Chào được mời vào làm Foodcourt trong khu ViNAWALK thuộc tổ hợp ViNA ở ga EBINA – tỉnh Kanagawa.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận