Lưu ý về bảo hiểm khi chuyển việc?

Ở Nhật, khi bạn chuyển việc thì bảo hiểm ở công ty cũ sẽ hết và bạn sẽ theo bảo hiểm ở công ty mới. Nếu hai khoảng thời gian này không liền nhau, thì bạn sẽ bị một khoảng thời gian trống không có bảo hiểm. Vậy trong trường hợp này ta nên làm gì? Hôm nay Tomoni sẽ tổng hợp lại một vài lưu ý về vấn đề chuyển bảo hiểm khi chuyển việc hiệu quả và tiết kiệm nhất để các bạn cùng tham khảo nhé. 

Một số điều cần biết về bảo hiểm khi chuyển việc

Khi nghỉ việc ở một công ty đồng nghĩa với việc bảo hiểm bạn đang hưởng tại công ty đó cũng sẽ bị hết hiệu lực vào ngày hôm sau.

Nếu ngày cuối bạn đi làm ở công ty cũ và ngày đầu bạn đi làm ở công ty mới liền sát nhau (ví dụ 31/5 nghỉ công ty cũ, 1/6 vào công ty mới) thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng đối với các bạn nghỉ việc công ty cũ sau đó phải chờ vài tuần mới công ty mới, thì sẽ xuất hiện một khoảng thời gian trống (Ví dụ 31/5 nghỉ, 13/6 mới vào làm).

   Thông thường, chúng ta sẽ có 3 cách lựa chọn để giải quyết khi gặp tình huống này :

  • Cách 1: Tham gia vào bảo hiểm sức khỏe quốc dân (国民健康保険) sau khi bảo hiểm ở công ty cũ bị mất hiệu lực.
  • Cách 2: Tự nguyện tiếp tục tham gia bảo hiểm ở công ty cũ cho tới khi vào làm việc tại công ty mới. (任意継続被保険者 にんいけいぞくひほけんしゃ)
  • Cách 3: Không làm gì cả. Chỉ việc chờ đến khi vào công ty mới.

   Tuy nói là có 3 cách để lựa chọn, nhưng theo ý kiến riêng của Tomoni thì tốt nhất các bạn nên theo cách 1, đó là tham gia ngay vào bảo hiểm quốc dân vì nó tiết kiệm hơn nhiều so với chọn cách 2, và an toàn hơn so với cách hợp 3.

   Lý do cụ thể Tomoni sẽ giải thích chi tiết ở phần tiếp sau, còn trước hết, chúng ta cùng tìm hiểm quy trình để tham gia vào bảo hiểm quốc dân và báo huỷ trong khoảng thời gian trống này nhé. 

Quy trình tham gia và huỷ bảo hiểm quốc dân trong khoảng thời gian trống 

Quy trình đăng ký bảo hiểm quốc dân mới: 

1.Đến 窓口 của 市役所 hay 区役所 ở nơi mà bạn đang sống, đem theo các giấy tờ cần thiếtマイナンバー, 資格喪失証明書 : giấy chứng nhận mất tư cách bảo hiểm, giấy tờ tuỳ thân khác như hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều,..) để đăng ký vào bảo hiểm quốc dân. Trong trường hợp các bạn có gia đình thì bảo hiểm cũng sẽ được tính theo đầu người, vì thế để biết được mỗi tháng đóng bao nhiêu thì cần phải đến trực tiếp để xác nhận.

2. Sau khi vào công ty mới và có thẻ bảo hiểm theo công ty mới, bạn lại phải quay trở lại 窓口 mà bạn đã đăng ký bảo hiểm quốc dân, trình thẻ bảo hiểm ở công ty mới để thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm

Có nhiều bạn lo lắng về số tiền sẽ phải chi trả trong thời gian tham gia tạm vào bảo hiểm quốc dân như: không biết có bị đóng trùng thành 2 lần tiền ( tiền bảo hiểm quốc dân + tiền bảo hiểm ở công ty mới)  hoặc phải đóng số tiền quá cao chỉ cho vài ngày trống bảo hiểm, nên ngần ngừ ko muốn tham gia. 

Thực ra thì các bạn không cần phải lo lắng về trường hợp phải chịu 2 loại bảo hiểm cùng lúc, vì theo để tránh cho người tham gia bị đóng trùng 2 lần tiền bảo hiểm, thì cả bảo hiểm quốc dân 国民健康保険 và bảo hiểm xã hội 社会保険 đều quy định tiền bảo hiểm được tính theo tháng, và chỉ bị tính nếu vào ngày cuối cùng của tháng đó bạn vẫn tham gia bảo hiểm.

 —>  Có nghĩa là, nếu bạn hủy bảo hiểm trước ngày cuối cùng của tháng, thì sẽ không bị tính phí. (và ngược lại, dù trước đó cả tháng bạn ko tham gia, nhưng ngày cuối cùng của tháng bạn tham gia, thì vẫn phải đóng cả tháng

Để cho các bạn dễ hình dung thì mình xin đưa ra ví dụ như sau. Bạn thôi việc công ty cũ vào ngày 30/6, và bạn ấy sẽ vào làm việc tại công ty mới vào ngày 20/7. Vậy thì bạn sẽ không có bảo hiểm từ ngày 1/7 đến ngày 19/7.

Nếu bạn đăng ký tham gia bảo hiểm quốc dân vào ngày 1/7, rồi sau khi vào công ty mới bạn hủy bảo hiểm quốc dân trước ngày 31/7, thì tiền bảo hiểm quốc dân tháng 7 của bạn sẽ không bị tính (do ngày 31/7 bạn đã ra khỏi bảo hiểm quốc dân) .

  Ngược lại, do ngày 31/7 (ngày cuối tháng) bạn đã vào bảo hiểm của công ty mới, nên sẽ phải trả toàn bộ phần tiền bảo hiểm của tháng 7 này theo công ty mới. 

Điều đó đồng nghĩa với việc bạn A đã tham gia vào bảo hiểm quốc dân trong từ 1/7 đến 19/7 với giá 0 Yen.

Lưu ý khác

Nói thêm 1 chút về trường hợp nếu bạn chọn theo cách 2 là tiếp tục tham gia vào bảo hiểm của công ty cũ thì sẽ tốn tiền hơn rất nhiều so với việc tham gia vào bảo hiểm quốc dân. Vì 2 lý do sau đây:

  • Lý do thứ nhất: Khi còn làm việc tại công ty cũ thì công ty đã chi trả cho bạn một nữa tiền bảo hiểm hằng tháng. Nếu bạn nghỉ việc và chọn tiếp tục bảo hiểm đó thì số tiền bạn phải đóng sẽ tăng lên gấp đôi so với thông thường . Ví dụ nếu khi xưa mỗi tháng bạn trả 1 man thì sau khi nghỉ bạn phải trả mỗi tháng 2 man.
  • Lý do thứ hai: là bạn sẽ phải chịu cùng lúc 2 loại bảo hiểm đó là loại bảo hiểm của công ty cũ và cả bảo hiểm của công ty thứ 2, vì luật ko đóng trùng ko áp dụng với loại bảo hiểm tự do này. 

Còn nếu bạn chọn theo cách 3, tức là không làm gì cả, và hi vọng mình ko ốm đau gì trong khoảng thời gian trống đó, thì cũng được thôi, nhưng nếu ko may có vấn đề về sức khỏe xảy ra vào khoảng thời gian đó, thì  bạn phải chịu chi phí 100%, thường thì bảo hiểm tại Nhật rất cao nên các bạn chú ý.

Vì những lý do trên Tomoni nghĩ bạn đã có sự lựa chọn cho bản thân mình rồi. Dù đăng kí bảo hiểm mới có một chút phiền phức là phải đi ra văn phòng quận để đăng ký, nhưng được hưởng chế độ bảo hiểm trong khoản thời gian chờ công việc mới là một việc đáng nên làm phải không nào.

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...