Lạm phát ở Nhật liệu có tiếp tục gia tăng?

Chỉ số giá tiêu dùng (không bao gồm thực phẩm tươi sống) của Nhật Bản đã tăng liên tiếp trong vòng 7 tháng. Trong tháng 4/2022, tốc độ tăng đã vượt quá 2% và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng này trong năm 2022. Có quan điểm cho rằng lạm phát tại Nhật chủ yếu do tăng giá tài nguyên(資源価格) nên chỉ mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, sự tăng giá không chỉ dừng ở trong ngành năng lượng mà đang có xu hướng mở rộng ra hàng loạt các mặt hàng khác. 

Vậy, trong bối cảnh hàng hóa đều tăng giá như hiện nay, liệu lạm phát có tiếp tục gia tăng trong thời gian tới hay không, và mức độ gia tăng như nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Mục lục

1. Bối cảnh hiện tại

Từ năm 2021, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi sau đại dịch, cộng thêm ảnh hưởng của chiến tranh tại Ukraine đã dẫn đến sự tăng giá mạnh của các nguyên liệu đầu vào như dầu thô, than đá, khí đốt, thực phẩm… Đối với một nước chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu như Nhật Bản, chi phí giá tài nguyên tăng cao đã làm tăng chi phí nhập khẩu. Thêm vào đó, đồng yên liên tục sụt giảm giá trị cũng góp phần làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu.

Giá nhập khẩu nguyên liệu liên tục tăng từ tháng 3/2021, vào tháng 8 mức tăng lên đến 30% so với cùng kỳ năm trước.

(Biến động của giá hàng hóa nhập khẩu so với năm trước)

Để đối phó với sự tăng giá đầu vào, giá nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước cũng điều chỉnh tăng theo. Tháng 4/2022, tốc độ tăng giá so với năm ngoái là 10%, cao nhất kể trong hơn 40 năm nay, kể từ tháng 12/1980 (10.4%).

(Biến động của giá hàng hóa trong nước so với năm trước)

Câu hỏi đặt ra là: giá nguyên vật liệu nhập khẩu lẫn giá cả trong nước đều tăng, nhưng chỉ số giá tiêu dùng có tăng ở các mặt hàng khác ngoài lĩnh vực năng lượng hay không, và xu hướng tăng giá này có kéo dài liên tục hay không?

 Xem thêm:
Đồng yên giảm giá và những ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản
Nền kinh tế phụ thuộc vào lao động nước ngoài của Nhật Bản (Phần 1)

 

Giới thiệu sản phẩm tiện ích:

Ngày nay, làm việc ở nhà đã dần trở thành một xu hướng phổ biến. Nếu bạn đang gặp vấn đề với âm thanh, tiếng động ồn ào xung quanh, làm ảnh hưởng đến các cuộc họp thì có thể tham khảo chiếc mic lọc tạp âm này nhé!

2. Lạm phát chỉ là tạm thời?

Chúng ta sẽ phân tích sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng (予想インフレ率 – mức lạm phát mà mọi người dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai) là yếu tố có ảnh hưởng lớn, có tác động điều chỉnh và thay đổi lạm phát thực tế.

Nếu lạm phát kỳ vọng tăng:
– Nhà sản xuất kỳ vọng giá nguyên liệu tăng cao dẫn đến xu hướng tăng giá hàng hóa.
– Người tiêu dùng nhận thấy giá cả sắp tăng, họ sẽ đòi hỏi mức lương cao hơn, và vì vậy dễ dàng chấp nhận mức giá cao hơn của sản phẩm.

Như vậy, lạm phát kỳ vọng tăng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, và tác động đến lạm phát thực tế. Vậy hiện tại, kỳ vọng lạm phát đang ở mức nào?

Theo cuộc khảo sát tháng 3 năm 2022, kỳ vọng tăng giá chung của tất cả sản phẩm so với một năm trước là 1,8% và của riêng hàng hóa tiêu dùng là 2,1%.

 

Đối với kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng, theo “Bảng câu hỏi khảo sát về nhận thức lối sống” của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), cuộc khảo sát tháng 3 năm 2022 cho thấy kỳ vọng giá trung bình tăng trong năm tới là 6,4%, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Ngoài ra, theo “Khảo sát Niềm tin Người tiêu dùng” của Văn phòng Nội các, kỳ vọng tăng giá sau cuộc điều tra vào tháng 4 là 3.8%, vượt mức 3% của tháng 1.

Có nhiều cách đo lạm phát kỳ vọng, và cho ra các con số khác nhau. Tuy nhiên, các chỉ số này đều đang có xu hướng tăng lên. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp và người tiêu dùng?

Phản ứng của các doanh nghiệp

Kỳ vọng về lạm phát tăng trong tương lai, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển tăng giá sang người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn tùy thuộc xem hàng hóa đó là nhu yếu phẩm hay xa xỉ phẩm. Các mặt hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm, năng lượng thường có xu hướng tăng giá đồng loạt ở các công ty trong ngành. Thêm vào đó, dù các mặt hàng này có tăng giá cũng khó làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nên các công ty dễ dàng tăng giá hơn. Nhưng việc tăng giá ở ngành dịch vụ, lưu trú, khách sạn tương đối nhạy cảm, và chịu hạn chế lớn bởi hành vi của người tiêu dùng.

Theo khảo sát, giá của các mặt hàng chi tiêu cơ bản, bao gồm hầu hết các mặt hàng năng lượng và thực phẩm đã tăng mạnh lên 4,8%. Các ngành dịch vụ, lưu trú và ăn uống đang hồi phục do ảnh hưởng của corona, tuy nhiên ngay cả khi nhu cầu phục hồi cũng, ngành này cũng rơi vào tình trạng khó tăng giá bán.

Biểu đồ thể hiện biến động chỉ số giá tiêu dùng của hàng hóa cơ bản (màu cam) và hàng hóa có tính lựa chọn (màu xanh).

Phản ứng người tiêu dùng:

Việc tăng giá của các công ty chịu sự chi phối của thái độ của người tiêu dùng. Ở Nhật Bản, người dân đã quen với việc giá cả không thay đổi liên tục trong suốt thời gian dài, do vậy họ có thể có phản ứng tiêu cực với việc tăng giá.

Bảng khảo sát thái độ của người tiêu dùng dưới đây cho thấy có trên 80% số người không ủng hộ  việc tăng giá hàng hóa.

Giá năng lượng và thực phẩm tăng cao làm người dân có nhận thức tiêu cực về lạm phát. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu để phản đối việc tăng giá bán. Việc chống đối với sự tăng giá của người tiêu dùng Nhật Bản có thể góp phần làm hạn chế việc tăng giá ở toàn bộ các mặt hàng, điều chỉnh lại lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế.

 Xem thêm:
Tại sao lương của người Nhật hầu như không tăng từ năm 1990
Những khó khăn của Nhật Bản trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao người nước ngoài

Giá cả của dịch vụ

Giá hàng hóa dịch vụ có liên quan mật thiết đến tốc độ tăng lương. Nếu tiền lương tăng nhanh, các công ty sẽ cảm thấy cần phải chuyển giá tăng cho người tiêu dùng, gây ra lạm phát cao hơn. Thêm vào đó, người lao động nhận mức lương cao hơn dẫn đến hành vi chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là những nhu cầu với hàng hóa xa xỉ phẩm sẽ tăng mạnh. Cầu tăng gây ra áp lực lạm phát hơn nữa.

Tuy nhiên, nhìn vào 2 bảng sau có thể thấy:

– Kể từ khoảng năm 2000, mức tăng của giá dịch vụ (sau khi loại trừ ảnh hưởng của việc giảm cước di động) thì dao động quanh mức 0% so với cùng kỳ năm trước.

– Tốc độ tăng lương của Nhật Bản giảm dần qua các năm. Tổng tiền lương (đường màu xanh) và tiền lương thực tế (đường màu cam) đã giảm dần và tiệm cận nhau. Điều này cho thấy giá dịch vụ tăng trong khi mức lương danh nghĩa không tăng thì khó có thể tạo thành vòng xoáy lạm phát kỳ vọng trong tương lai.

3. Kết luận

Chỉ số giá tiêu dùng ở Nhật tăng cao chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm tăng, và được dự báo có thể duy trì đà tăng trong năm 2022. Tuy nhiên, qua việc xem xét thái độ người tiêu dùng, hành động của doanh nghiệp, xu hướng tăng giá dịch vụ thì có thể thấy việc tăng giá khó lan rộng ra toàn bộ các mặt hàng. Hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy này chỉ là tạm thời, khó có thể đạt được mục tiêu duy trì lạm phát 2% hàng năm theo chính sách của BoJ. Tuy vậy, xu hướng này còn phụ thuộc vào chính sách tài khóa và tiền tệ của ngân hàng TW, cũng như diễn biến của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới.

Xem bài viết gốc tại đây.

 

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link:https://www.mpkenhr.jp/houmu

Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...