Hỗ trợ tư vấn tâm lý cho người nước ngoài tại Nhật: đã đủ hay chưa?

Hiện trạng: rất ít phòng khám sức khỏe tâm lý tại Nhật có hỗ trợ tiếng nước ngoài

Hiện nay, có rất ít các phòng khám có hỗ trợ tiếng nước ngoài tại Nhật, bao gồm các phòng khám chuyên về sức khỏe tâm lý.

Ông Abe, Cựu chủ tịch Hiệp hội Tâm thần đa văn hóa, cho hay “Vào năm 2019, cứ 480 người bệnh mới thì có khoảng 70~80% là người nước ngoài. Khoảng 2 năm trước đó tỉ lệ chỉ là 50-50. Trong đó, chủ yếu là du học sinh, lao động diện kỹ năng đặc định, và lao động chất lượng cao từ các nước Châu Á chuyên dùng tiếng Anh như Philipin”. Khi bác sỹ Abe mở phòng khám vào 14 năm trước, bệnh nhân người nước ngoài chủ yếu là người Nam Mỹ. Năm 1989, ông Abe đã đi du học tại Tây Ban Nha và quay về nước vào năm 1990. Cùng năm đó, luật nhập cảnh của Nhật Bản được thay đổi. Các gia đình có con mang hai dòng máu (con người Nhật và người nước ngoài) thế hệ thứ 2, 3 cũng dần được cấp visa để cư trú tại Nhật. Bác sỹ Abe khi đó vào làm việc tại bệnh viện và nhận thấy có nhiều bệnh nhân là người Peru gốc Nhật và người Brazil. Từ kinh nghiệm bản thân, ông đã mở phòng khám riêng vào năm 2006.

*Giới thiệu sản phẩm tốt cho sức khỏe
Viên uống bổ sung Vitamin C nhà DHC

Viên uống bổ sung của nhà DHC hẳn đã quá quen thuộc với các bạn đang sinh sống tại Nhật. Ngoài vitamin C, viên uống còn bổ sung vitamin B2, phù hợp cho những bạn làm việc nhiều, thiếu ngủ, muốn cải thiện làn da. Giá cực ưu đãi trên Amazon giá chỉ 670 yên cho 3 tháng dùng!

Nhìn chung, các phòng khám hỗ trợ tiếng nước ngoài ở Nhật còn ít. Các bệnh viện lớn được yêu cầu hỗ trợ khách du lịch, người cư trú ngắn hạn trong chính sách thúc đẩy du lịch những năm 1990. Bên cạnh đó, các phòng khám nhỏ ở địa phương sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật. Nếu là người nước ngoài sống hơn nửa năm tại Nhật (trừ người đang xin visa tị nạn), phần lớn đều có bảo hiểm sức khỏe nên chi phí y tế không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, gần đây du học sinh và lao động người nước ngoài đến Nhật có xu hướng gia tăng nên cần có một chế độ y tế phù hợp hơn. Những đối tượng này thường cần rất nhiều thời gian để thấu hiểu nền văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản. Có nhiều người không thể thích nghi được nên dẫn đến lo âu căng thẳng.

Xem thêm:
MPKEN tham gia tư vấn tâm lý cho người nước ngoài (người Việt Nam)
Chia sẻ của người trong cuộc: Với tôi, trầm cảm là một trải nghiệm
Làm việc từ xa – Nguyên nhân tiềm ẩn của trầm cảm

Phát triển hệ thống phiên dịch y tế = chính phủ cần chịu chi phí

Nhu cầu phiên dịch dành cho người nước ngoài trong lĩnh vực y tế đang tăng cao. Nhà nước, chính quyền và bệnh viện, trường bệnh viện đại học đều đang có chế độ đào tạo phiên dịch. Tuy nhiên, vì bảo hiểm y tế không chi trả phí phiên dịch y tế, nên việc bệnh nhân phải tự chi trả phần phí đó cũng có thể trở thành một vấn đề lớn.Hiện nay, các cơ sở y tế tư nhân chưa có sự hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, và ngay cả khi tiến hành đào tạo thì các phiên dịch này cũng chưa phát huy được vai trò.

Các bạn đang có nhu cầu rèn luyện, cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Nhật của mình thì có thể tham khảo lớp học giao tiếp tiếng Nhật của #Skillism. Chỉ với ~700 yên/buổi học là bạn có thể luyện Kaiwa trực tiếp cùng giáo viên người Nhật. Tại #Skillism, chương trình học được thiết kế phù hợp với từng học viên. Các bạn có thể tự chọn giáo viên phù hợp trong đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có thể tự chọn giờ học cũng như liên hệ trực tiếp với giáo viên để sắp xếp, điều chỉnh. Thật tiện lợi và dễ dàng phải không nào?
Hiện tại #Skillism đang có chương trình tặng 1000 point cho tài khoản đăng ký mới. Các bạn đăng ký theo link này nha: Form đăng ký nhận point tại Skillism

Phòng khám của ông Abe cũng có sử dụng dịch vụ phiên dịch y tế. “Hiện nay có một vài công ty cung cấp dịch vụ phiên dịch y tế. Tại phòng khám của chúng tôi, nhân viên hỗ trợ tiếng Bồ Đào Nha chỉ có thể đi làm vào thứ Bảy, vào các ngày khác thì phiên dịch qua điện thoại. Tuy nhiên, cũng nhiều bệnh nhân không muốn chi thêm tiền cho phiên dịch. Với lại, sẽ rất khó khi phiên dịch qua điện thoại dành cho những ai đi khám lần đầu, thường thì các tổ chức NPO sẽ cử người đi cùng cho đến lần thứ 3.”

Hơn nữa, dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài không chỉ đang thiếu phiên dịch không thôi, mà những nhân viên hỗ trợ khác như lễ tân cũng cần nói được ngoại ngữ.

Ngay cả khi số lượng nhân lực muốn tham gia chăm sóc y tế cho người nước ngoài tăng lên nhưng vẫn chưa có đủ nơi để họ hoạt động. “Những người muốn làm việc tại môi trường đa văn hóa chắc chắn có nhiều, bao gồm cả những nhà tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, bệnh viện và phòng khám có thể cung cấp được môi trường làm việc như trên là rất ít. Chúng ta cần gấp rút đẩy mạnh hỗ trợ đa ngôn ngữ tại các cơ sở y tế.”

Nguồn: Nippon.com

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu

Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...