Chào các bạn, tuần mới bắt đầu, và chúng ta lại gặp nhau trong series “Đọc báo cùng Tomoni” số thứ . Tin tức kỳ này sẽ là về việc ra mắt robot có khả năng giao tiếp với khách hàng, được chuyên môn hóa để sử dụng trong ngành khách sạn.
Xem lại các kỳ trước tại: Đọc báo cùng Tomoni
Nguồn sử dụng cho bài hôm nay được đăng trên trang NHK ONLINE. Link bài báo gốc
ホテルで客と会話をするロボットができる
大阪大学と東急不動産などは、ホテルで客と会話をするロボットを作りました。このロボットは先月から、東京の港区にあるホテルに置いてあります。
ロボットは近くに人がいることがわかると、「きょうの洋服、かわいいですね」とか「ゆっくりしてください」などと話します。ホテルの周りにあるレストランを紹介したり、駅に行く道を案内したりすることもできます。
ロボットは客を部屋まで連れて行ったり、チェックインの仕事をしたりすることはできませんが、会話をして客を楽しませます。
これから、客が男性か女性かや、よく来る客かなどをロボットがわかるようにして、客が興味を持ちそうな広告を見せる計画もあります。
おもてなしロボット登場 ホテルの接客に特化
人手不足を補うロボットの開発が進む中、新たに、ホテルでの接客に特化した「おもてなしロボット」が登場しました。
「おもてなしロボット」は、大阪大学と、IT大手のサイバーエージェント、それに東急不動産ホールディングスが共同開発しました。
東急不動産が運営する東京・港区のビジネスホテルでは、先月から試験運用が始まっています。
このロボットには、客を誘導したり、チェックインなどの手続きをしたりする機能はなく、客に声をかけて満足度を高めることが主な狙いです。
センサーで人を検知すると、「きょうの洋服、かわいいですね」とか「ごゆっくりご滞在ください」などと声をかけるほか、周辺の飲食店を紹介したり、最寄り駅までの行き方を案内したりします。
今後は画像認識の技術を取り入れて、客の性別や年齢、さらに常連客は個人を識別できるようにして、その人に合わせた広告を提供する媒体としても活用する計画です。
サイバーエージェントの内藤貴仁執行役員は、「一方的に情報を提供するのではなく、会話の中で自然なやり取りができるようにしていきたい」と話しています。
Mới đây, một loại robot mới có khả năng giao tiếp được chuyên môn hóa để giao tiếp với khách hàng trong khách sạn đã được ra mắt và thử nghiệm tại 1 khách sạn ở Minato-ku, Toyko.
Robot khi nhận diện thấy có người ở gần thì có thể trò chuyện hay giới thiệu đến những cửa hàng ăn uống ở gần, chỉ đường đến ga gần nhất…
Tuy nhiên robot vẫn chưa có khả năng hướng dẫn phòng cho khách, hay làm các thủ tục check in.
Dự kiến trong tương lai robot sẽ được trang bị thêm kỹ thuật nhận thức hình ảnh, có thể phân biệt được từng cá nhân theo giới tính, độ tuổi hay thậm chí nhận biết được cả khách quen thuộc.
Giờ thì chúng ta cùng so sánh một vài cụm từ và cấu trúc trong bản gốc và bản đơn giản để học thêm 1 số từ(おもてなし、常連客、一見の客 )mới nhé.
① Ý nghĩa của cụm từ おもてなし
Bản đơn giản:
大阪大学と東急不動産などは、ホテルで客と会話をするロボットを作りました。
Bản gốc:
おもてなしロボット」は、大阪大学と、IT大手のサイバーエージェント、それに東急不動産ホールディングスが共同開発しました
→ 客と会話するロボット = おもてなしロボット: robot có khả năng tiếp đãi, trò chuyện với khách hàng
おもてなし là từ dùng để chỉ sự đối đãi, tiếp đãi khách hàng một cách nồng hậu, chân thành.
Đây cũng là phương châm kinh doanh- đối đãi với khách hàng nổi tiếng của người Nhật, nên các bạn đang có dự định xin việc vào các ngành dịch vụ, khách sạn,..thì nên tìm hiểu thêm về おもてなし để viết phần lý do ứng tuyển cho tốt nhé.
② Ý nghĩa của cụm từ 常連客(じょうれんきゃく)、一見のお客(いちげんのおきゃく)
Bản đơn giản:
これから、客が男性か女性かや、よく来る客かなどをロボットがわかるようにして、客が興味を持ちそうな広告を見せる計画もあります。
Bản gốc:
今後は画像認識の技術を取り入れて、客の性別や年齢、さらに常連客は個人を識別できるようにして、その人に合わせた広告を提供する媒体としても活用する計画です。
→ 常連客(じょうれんきゃく) = よく来る客: khách quen, khách thường xuyên lui tới.
Trong môi trường làm việc tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… người ta dùng từ 常連さん(じょうれんさん)để chỉ các vị khách thường xuyên lui tới này. Từ trái nghĩa với từ này là 一見さん(いちげんさん)hay 一見(いちげん)のお客= 新規(しんき)のお客さん = khách mới tới lần đầu.
Nhân đây, mình cũng xin chia sẻ 1 chút về vấn đề thiếu hụt nhân lực và cơ hội làm việc trong ngành khách sạn và du lịch ở Nhật nhé.
Chỉ còn 2 năm nữa là đến Olympic Nhật Bản 2020, khách du lịch đến Nhật cũng ngày càng tăng, khách sạn, lữ quán cũng được mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là trong 2 năm tới.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, các công ty đã và đang nghiên cứu phát triển công nghệ AI, robot để đưa vào thay thế những thao tác đơn giản. Robot được chuyên môn hóa để tiếp khách hàng chính là 1 trong những thành quả của quá trình nghiên cứu phát triển đó.
Tuy nhiên, robot vẫn chưa thể thay thế được con người khi mới chỉ dừng lại ở mức giao tiếp với khách hàng hay hướng dẫn bằng giọng nói, trong khi ngành dịch vụ, khách sạn ở Nhật lại rất đề cao sự tận tâm, chu đáo trong cung cách phục vụ (văn hoá omotenashi). Vì thế, để áp dụng vào hay thay thế con người trong ngành khách sạn dịch vụ sẽ cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển hơn nữa.
Do đó, giải pháp khả dĩ hơn ở hiện tại đó là nguồn nhân lực người nước ngoài. Vừa giải quyết được vấn đề nhân lực, vừa có thể tận dụng được lợi thế ngoại ngữ của người nước ngoài. Trong vài năm tới đây, các bạn có vốn ngoại ngữ khá, biết cả tiếng Anh tiếng Nhật và yêu thích ngành du lịch và khách sạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để có thể làm việc tại Nhật Bản trong ngành này.
Tuy nhiên, việc xin visa cho người lao động nước ngoài làm việc trong ngành khách sạn, du lịch lại không đơn giản như những ngành khác. Để xin được visa, lao động người nước ngoài phải đáp ứng tối thiểu 2 điều kiện sau:
- Thu nhập thỏa đáng (tương đương với người Nhật ở cùng vị trí)
- Kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với nội dung công việc
Có không ít người nghĩ rằng chỉ cần được khách sạn tuyển dụng là có thể xin được visa (cả phía tuyển dụng lẫn các bạn đi xin việc). Tuy nhiên thực tế thì dù đã được tuyển dụng, nhưng khi xin visa có được cấp visa không phù thuộc vào nội dung công việc và nhiều yếu tố khác. Được tuyển dụng nhưng nếu không xin được visa thì cũng không có ý nghĩa gì cả. Do vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi xin việc và xin visa, tránh trường hợp trượt visa đáng tiếc dù đã được tuyển dụng.
Đọc thêm Visa lao động cho người làm việc tại Khách sạn, nhà trọ kiểu Nhật.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận