Chào các bạn, hôm nay chúng ta lại tiếp tục đọc báo cùng Tomoni nhé.
Bài báo hôm nay là về việc “quy định cấm các doanh nghiệp tổ chức phỏng vấn” sinh viên cho kỳ tuyển dụng 3/2019 đã chính thức được gỡ bỏ vào ngày 1/6 vừa qua, và mùa tuyển dụng 2019 bắt đầu bước vào giai đoạn nước sôi lửa bỏng.
“Quy định cấm phỏng vấn tuyển dụng” đối với các sinh viên tốt nghiệp 3/2019 vừa được dỡ bỏ vào ngày 1/6 vừa qua và mùa tuyển dụng chính thức bước vào giai đoạn nước rút cực kỳ quan trọng.
Trong bối cảnh thiếu nhân lực trầm trọng, sinh viên ở đứng ở vị trí ưu thế hơn trong thị trường nhân lực “cầu nhiều hơn cung”, các công ty đều cố gắng xây dựng sớm mối quan hệ với sinh viên bằng cách tăng số lần tổ chức internship và đẩy nhanh hạn chót nộp hồ sơ ứng tuyển lên.
Theo số liệu do một công ty khảo sát được ra, thì có tới 42.7% số sinh viên đã nhận được lời hứa tuyển dụng từ các công ty trước ngày 1/5, nhưng có tới hơn 90% số đó vẫn chưa quyết định có nhận lời hay ko, và vẫn tiếp tục tìm kiếm các công ty phù hợp hơn.
Giờ thì chúng ta cùng xem lại một vài cụm từ và cấu trúc trong bản gốc và bản đơn giản để tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách dùng 1 số cụm từ và mẫu ngữ pháp (解禁, ヤマ場を迎える、売手市場、就職を決めかねる) nhé.
(Tạm dịch: Các doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên dự kiến tốt nghiệp mùa xuân năm sau (3/2019) được dỡ bỏ “lệnh cấm” phỏng vấn tuyển dụng từ ngày 1/6, mùa tuyển dụng bắt đầu bước vào giai đoạn “nước rút”.)
● 解禁(かいきん)= 禁止の命令を解き自由にすること: Gỡ bỏ lệnh cấm, cho phép tự do làm gì đó.
Ví dụ: 狩猟(しゅりょう)が解禁となった: Gỡ bỏ lệnh cấm săn bắn.
Từ này rất hay được dùng trong các bài báo về tuyển dụng tại Nhật với các cụm như:
“Lệnh cấm” phỏng vấn, tuyển dụng ở đây là gì?Như chúng ta đã biết, quá trình tìm việc, tuyển dụng ở Nhật khác rất nhiều so với ở Việt Nam, bắt đầu rất sớm và theo 1 quy trình nhất định. Các sinh viên bắt đầu quá trình tìm việc từ năm thứ nửa cuối năm thứ 3. Do đó, để không ảnh hưởng tới quá trình học tập của sinh viên, Hiệp hội các công ty Nhật Bản có 1 quy định: Không đăng tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng trước ngày 1/3, và không phỏng vấn tuyển dụng trước ngày 1/6. Có nghĩa là, từ 1/3/2018 thì sinh viên có thể nộp entry sheet, đi internship… nhưng từ 1/6/2018 trở đi các công ty mới được phép phỏng vấn tuyển dụng (tất nhiên cũng có 1 số ít công ty không theo quy định này).
● ヤマ場を迎える(やまばをむかえる): bước vào giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cao trào, nước rút của của một quá trình.
先週末、私は仕事の山場を越えた: Cuối tuần trước, công việc của tôi bước vào giai đoạn nước rút.
(Tạm dịch: Trong bối cảnh thiếu nhân lực trầm trọng, sinh viên ở vị trí ưu thế, có lợi trong thị trường nhân lực cầu nhiều hơn cung, các công ty cố gắng tạo dựng mối quan hệ với sinh viên sớm bằng cách tăng số buổi internship, đẩy nhanh thời hạn nhận entry sheet lên…)
売手市場 うりてしじょう: Thị trường mà ở đó cầu nhiều hơn cung, người bán (bên cung) có lợi hơn <==> 買手市場かいてしじょう: Thị trường mà cung nhiều hơn cầu, người mua (bên cầu) có lợi hơn.
(Tạm dịch: Tuy nhiên, có rất nhiều sinh viên vẫn chưa thể quyết định việc sẽ vào làm tại công ty mà mình được naitei, và khoảng gần 90% trong số đó vẫn tiếp tục quá trình xin việc.)
Ngữ ngáp: Vます(bỏ ます) + かねる
Ý nghĩa: Đây là một mẫu ngữ pháp thường mà các bạn thường rất hay nhầm khi sử dụng, vì hình thức thì giống như câu khẳng định nhưng lại mang nghĩa phủ định. Câu này có nghĩa là “không thể, gần như không thể, khó mà thực hiện” được hành động V .
Ví dụ: 山田さんの意見に賛成しかねる点が多い (X Ko phải 賛成しかねない)
Ý kiến của anh Yamada có nhiều điểm ko thể đồng tình nổi.
Thông tin bổ sung khác
Vậy là sau khi đọc bài báo trên, chúng ta lại biết thêm một đặc điểm nữa về việc phỏng vấn và tuyển dụng ở Nhật rồi nhỉ? Không giống như ở Việt Nam, mùa nhận hồ sơ – phỏng vấn ở Nhật đều tuân theo những lịch trình nhất định, vì thế, chúng ta cần tìm hiểu sớm và nắm được lịch trình của các công ty để không bỏ lỡ các cơ hội quan trọng.
Trong 1 bài viết trước đây, Tomoni đã từng tổng kết khá chi tiết về quy trình tuyển dụng và các mốc cần lưu ý rồi, các bạn nào chưa nắm rõ được thì nhớ vào tham khảo lại nhé.
Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho mùa phỏng vấn đang bước vào giai đoạn nước sôi lửa bỏng, chúng ta hãy cùng xem lại series bài viết tổng kết các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc ở Nhật và lưu ý khi trả lời trong link dưới đây nha.
Bình luận