Chắc hẳn ai có ý định chuyển việc cũng từng được khuyên là hãy làm việc ít nhất 3 năm ở công ty đầu rồi sau đó mới nên nghĩ đến chuyện chuyển việc. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay do cách thức làm việc thay đổi, việc chuyển việc hay làm nghề tay trái vốn dĩ đã trở nên không còn xa lạ. Vậy có cần thiết phải đợi 3 năm rồi mới nên tính đến chuyện chuyển việc hay không? Trong bài viết dưới đây, Tomoni xin giới thiệu về ý kiến của 3 chuyên gia tuyển dụng thuộc 3 công ty nhân sự lớn của Nhật là doda, My Navi, và En Tenshoku về vấn đề này để các bạn tiện tham khảo.
Quan điểm của trang doda: KHÔNG cần thiết phải làm đủ 3 năm trước khi chuyển việc, nhưng con số 3 năm mà người ta vẫn truyền miệng cũng không phải là không có căn cứ
Hiện nay do cách thức làm việc ngày càng đa dạng, nên ngay cả ứng viên mới làm việc tại công ty hiện tại chưa tới 3 năm cũng có thể chuyển việc mà KHÔNG gặp quá nhiều bất lợi. Dù vẫn có một số nhà tuyển dụng đánh giá những ứng viên chuyển việc sớm là không có khả năng chịu đựng áp lực công việc. Nhưng nếu bạn hiểu rõ bản thân mình muốn làm việc gì và có thể làm gì thì không cần phải lo lắng quá nhiều.
Nhìn chung ứng viên không nhất thiết phải làm ở công ty đầu 3 năm rồi mới chuyển việc, nhưng con số 3 năm mà người ta vẫn truyền miệng nhau cũng không phải là không có căn cứ. Trên thực tế, nếu kinh nghiệm làm việc ngắn thì bạn sẽ không có thành tích gì vượt trội hay điểm mạnh nào rõ ràng để có thể đem ra PR khi chuyển việc. Tuy nhiên, Tổng biên tập trang doda cho rằng dù thời gian làm việc chưa dài, nhưng vẫn có nhiều điểm mạnh mà ứng viên có thể sử dụng để PR bản thân. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm mạnh của bản thân, ứng viên có thể liên lạc với các công ty chuyên về tư vấn chuyển việc để nhờ họ giúp đỡ.
Xem thêm:
DX, TS – Ý nghĩa của những từ khóa giúp đem lại lợi thế cho các ứng viên chuyển việc trong năm 2021
Quy trình chuyển việc và các dịch vụ hỗ trợ chuyển việc tại Nhật
Quan điểm của trang My Navi Tenshoku: Việc chuyển việc khi chưa làm đủ 3 năm nhìn chung không có gì bất lợi nếu ứng viên giải thích được rõ lý do chuyển việc.
Khi xét duyệt hồ sơ, không có quy định cụ thể ứng viên phải làm việc ở chỗ làm cũ bao nhiêu năm. Rất hiếm những trường hợp đánh rớt ứng viên do ứng viên mới làm dưới 3 năm ở chỗ làm cũ. Thời gian làm việc ở công ty cũ dù là 2 năm hay 5 năm thì hầu như không có sự khác biệt.
Khi đi phỏng vấn, nếu ứng viên giải thích được rõ ràng lý do chuyển việc cho bên công ty thì việc đã làm việc tại công ty cũ trên hay dưới 3 năm sẽ không là vấn đề gì quá to tát. Tuy nhiên, nếu qua phỏng vấn hoặc trong hồ sơ bạn không thể hiện được rõ lý do tại sao mình muốn chuyển việc, cộng thêm việc thời gian làm việc ở công ty đầu mới chỉ dưới 3 năm thì có khả năng bạn sẽ bị đánh trượt với lý do “không có tính nhẫn nại”.
Trong thời điểm Corona hiện nay, thực tế các tin tuyển dụng tuyển sinh viên tốt nghiệp được 3 năm hay người trẻ không có kinh nghiệm đang giảm dần. Tuy vậy, có lẽ đó chỉ là hiện tượng nhất thời, vì Nhật Bản là quốc gia đang trong giai đoạn già hóa dân số, nên có thể thấy nhu cầu tuyển những đối tượng trẻ, ít kinh nghiệm rồi sẽ tăng lên trong tương lai. Vì vậy, trừ những trường hợp bất khả kháng nhất định phải chuyển việc, trong thời gian này, ứng viên chưa nên vội vã chuyển việc ngay mà hãy coi đây là cơ hội trang bị thật nhiều những kiến thức cần thiết để sẵn sàng khi thời cơ tới.
Quan điểm của trang En Tenshoku: Việc làm chưa đủ 3 năm sẽ là bất lợi khi chuyển việc, nhưng có trường hợp ngoại lệ
Ngược lại với ý kiến của 2 chuyên gia cùng ngành, tổng biên tập của trang En Tenshoku lại cho rằng, việc chuyển việc khi mới làm ở chỗ cũ chưa đầy 3 năm sẽ là 1 bất lợi khi chuyển việc ở Nhật. Nội dung công việc một nhân viên công ty bình thường được giao trong năm thứ nhất chắc chắn khác hẳn năm thứ ba. Trước khi tích lũy đủ kinh nghiệm năm thứ 3 đó ứng viên nên suy nghĩ kỹ khi có ý định chuyển việc.
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà ứng viên có thể cân nhắc chuyển việc sớm, đó là: (1) Công ty không tạo cho nhân viên môi trường để phát triển (2) Lỡ vào phải doanh nghiệp bóc lột sức lao động (Black Kigyou). Những trường hợp kể trên thì không cần đến 3 năm cũng có thể có ý định chuyển việc.
Xem thêm:
Biến động của thị trường chuyển việc tại Nhật do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Phần 1 – Ngành IT)
Thời điểm thích hợp để chuyển việc tại Nhật
Để đánh giá xem công ty có tạo cho nhân viên cơ hội để phát triển hay không, cần xem xem trưởng phòng bộ phận của mình có quan tâm đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên hay không. Bạn nên trao đổi với trưởng phòng về những công việc bạn muốn làm và những công việc bạn không muốn nhưng phải làm. Lý tưởng nhất chính là khi bạn đang được làm những công việc mà mình muốn. Ngoài ra những công việc không khiến cho bạn phát triển thì bạn không cần phải cố gắng gắn bó với nó quá lâu.
Nếu bạn quan ngại sếp hiện tại của mình không tạo môi trường để bản thân phát triển thì hãy thử trao đổi với sếp của sếp của bạn. Trao đổi với sếp tổng sẽ giúp bạn xác nhận được quan điểm của mình một cách khách quan. Chắc hẳn có những bạn lo lắng về mối quan hệ của mình với cấp trên nhưng để đánh giá đúng môi trường phát triển trong công ty, trao đổi thêm với sếp tổng là việc mà Tổng biên tập trang web En Tenshoku khuyến khích. Sau khi cân nhắc trao đổi kỹ càng rồi bạn mới nên cân nhắc lựa chọn chuyển việc.
Xem thêm:
Tìm hiểu về chế độ trợ cấp thôi việc và một số khái niệm liên quan
Học 3 từ mới cùng Tomoni:
見解 (kenkai): quan điểm
第二新卒 (dainishinsotsu): sinh viên mới tốt nghiệp 3 năm trở lại trước 25 tuổi
仕込みの期間 (shikominokikan): thời kì chuẩn bị
Link bài viết: Theo CanCam
MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi!
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
![]()
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận