Trong thời kỳ dịch bệnh Corona, làm việc tại nhà và trao đổi công việc với sếp và đồng nghiệp qua mail hay các nhóm chat trên Facebook, Line, Google chat… trở nên rất phổ biến và quen thuộc. Nhưng chính sự thay đổi có vẻ như bắt kịp thời đại Công nghệ thông tin hiện nay ấy lại kéo theo vô vàn rắc rối. Và một trong số đó là không ít nhân viên cấp dưới đang “đau đầu” suy nghĩ có nên tương tác bằng biểu tượng dùng khi chat (emoji) như like 👍 để trả lời tin nhắn với sếp hay không.
Đọc thêm:
Viết business email chuẩn Nhật: Cách sử dụng đúng từ ご査収「ごさしゅう」
Bí quyết của nhân viên chuyên nghiệp: Chú trọng nội dung câu chữ khi truyền đạt thông tin online
Với sự tiện dụng và phổ biến của các biểu tượng emoji trên mạng xã hội, việc gửi các emoji giúp tiết kiệm thời gian cho việc truyền tải nội dung muốn nói hơn. Ví dụ trong trường hợp dùng (👍) thể hiện bản thân đã xem qua tin nhắn rồi, đã hiểu và đồng ý với nội dung rồi… mà không cần phải soạn một đoạn nội dung dài trả lời cho điều đó.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, biểu tượng đó đã… chọc giận các sếp.
Cùng nghe câu chuyện của anh nhân viên được chia sẻ rộng rãi trên Twitter gần đây nhé.
Nguồn NHK
Vào tháng 2 vừa qua, anh nhân viên 33 tuổi đang làm việc ở một công ty đã bị mắng và bị bắt phải gọi điện xin lỗi cấp trên, bởi vì anh chàng đã thả một biểu tượng (👍) mà không nói gì sau một tin nhắn dài nhắc nhở công việc của sếp. Và lời giải thích của anh là muốn truyền đạt rằng bản thân đã xem qua những nhắc nhở của sếp và sẽ chú ý hơn. Theo ý kiến của anh chàng, việc sử dụng công nghệ để làm việc từ xa đã trở nên phổ biến hơn 1 năm qua, và xung quanh anh chàng đồng nghiệp đều sử dụng emoji như thế, rất mong là những người lớn tuổi, khác biệt thời đại như sếp cũng có thể bắt kịp xu hướng giới trẻ….
BẠN MUỐN TRANH THỦ THỜI GIAN NẤU ĂN, CHẠY BỘ HAY NGỒI TRÊN TÀU ĐỂ INPUT KIẾN THỨC NHIỀU HƠN —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ SÁCH NÓI AUDIBLE VỐN CÓ GIÁ 1500Y/THÁNG CỦA AMAZON MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.
Xem thêm:
Nhầm lẫn khi gửi email – Cách xin lỗi và khắc phục
Để tránh mất điểm khi trao đổi email với nhà tuyển dụng
Vậy, có phải là hầu hết mọi người đều quen với việc sử dụng các biểu tượng chat tiện lợi hay không? Tại văn phòng network của NHK đã diễn ra một cuộc khảo sát nhanh để làm rõ điều đó. Và kết quả là, các nhân viên đều đang vô tư sử dụng và cấp trên cũng thường nhận được biểu tượng chat như vậy từ cấp dưới…
Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc sau một thời rất dài nỗ lực làm việc cùng nhau, lời chào sau cùng chỉ nhận được một biểu tượng (👍), hay việc chỉ gửi biểu tượng sau khi nhận được nội dung dài của người hơn mình tận 10 tuổi là những việc đáng hụt hẫng. Hơn nữa, việc chỉ nhận được biểu tượng khiến cho người nhận rất băn khoăn là đối phương đã thật sự hiểu hết ý của mình chưa, đối phương có ý kiến gì, suy nghĩ như thế nào hay có phải đối phương bị lâm vào tình thế khó trả lời hay không… Những nghi hoặc như thế khiến cho sự hợp tác trở nên ít liên kết và thiếu chặt chẽ.
Đọc thêm:
Những lỗi thường gặp khi trao đổi thông tin trong môi trường công sở Nhật
Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt-Nhật (1)
Như thế, dù nói là đang được sử dụng phổ biến, nhưng sự truyền đạt của các biểu tượng emoji khi chat vẫn còn có vấn đề. .
PRIME STUDENT GÓI DỊCH VỤ AMAZON DÀNH RIÊNG CHO CÁC BẠN SINH VIÊN. CHỈ VỚI 250Y/THÁNG, BẠN SẼ TIẾP CẬN ĐƯỢC KHO SÁCH, NHẠC VÀ PHIM MIỄN PHÍ KHỔNG LỒ —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 6 THÁNG.
Còn trong trường hợp biểu tượng heart (❤️), các nhân viên lại có xu hướng không dùng trong công việc, vì lo ngại gây khó chịu cho đối phương hoặc gây nên những hiểu lầm không đáng có liên quan đến quấy rối công sở…. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng heart (❤️) trong business cũng thể hiện ý nghĩa đã hiểu rõ nội dung hoàn hảo của tin nhắn rồi. Đồng thời trong thời kỳ dịch bệnh mọi giao tiếp và tiếp xúc bị hạn chế, việc gửi đến đối phương cảm xúc bằng heart (❤️) cũng rất đáng được hoan nghênh.
Nguồn NHK
Theo khảo sát, có đến gần 90% nhân viên đang dùng biểu tượng chat với đồng nghiệp và 50% dùng với sếp. Việc sử dụng biểu tượng khi chat trong công việc có vẻ đang dần được chấp thuận tại công sở Nhật. Nhưng hãy cẩn trọng xem xét từng tình huống để có thể sử dụng biểu tượng chat hiệu quả nhất nhé!
Theo NHK
Đọc thêm:
Văn hoá công ty Nhật – Những điều nên biết
Văn hoá công ty Nhật: Để giao tiếp tốt trong công ty Nhật
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận