Chuyển việc nhiều lần – nguyên nhân và những lưu ý

 Trong khi các bạn sinh viên năm cuối nỗ lực tìm cho mình một công việc thích hợp bằng cách ứng tuyển vào các công ty, thì rất nhiều các anh chị seishain (nhân viên công ty) lại đang đau đầu suy nghĩ xem bản thân liệu có nên chuyển việc. Việc chuyển việc sau khi vào công ty dường như trở nên phổ biến hơn trong vài năm trở lại đây khi các công ty tại Nhật có xu hướng chuyển đổi dần việc tuyển dụng nhân viên từ chế độ 年功序列 – chế độ đánh giá, thăng chức theo thâm niên và 終身雇用 – tuyển dụng trọn đời sang hình thức tuyển dụng linh hoạt hơn.

 Những việc chuyển việc tại Nhật không còn khó khăn như trước nữa không đồng nghĩa với việc hồ sơ của các ứng viên chuyển việc liên tục có đáng hoan nghênh không khi mà tham gia phỏng vấn tìm việc mới, rất nhiều anh chị không thể trả lời thỏa đáng câu hỏi: Tại sao chuyển việc?.

Xem thêm:
Tìm hiểu về việc chuyển việc ở Nhật 
Lưu ý chọn công ty khi chuyển việc  

 Hẳn sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển việc liên tục của các nhân viên, và cần chú ý những điểm gì khi lựa chọn chuyển việc. Hãy cùng Tomoni tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời thuyết phục bản thân và cả nhà tuyển dụng nữa nhé.

1. Nguyên nhân chuyển việc

 Đứng trước quyết định chuyển việc cũng giống như đứng giữa ngã rẽ cuộc đời. Chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với nỗi sợ hãi rằng liệu con đường phía trước có phải là con đường đúng đắn hay không dù bản thân đã rất chán ngán với công việc hiện tại. Bản thân mỗi nhân viên khi chuyển việc sẽ có cho mình một câu chuyện riêng, một lý do riêng. Cho nên bàn đến chuyển việc sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra, nhưng tựu hình chung phổ biến nhất thì là do những lý do sau đây.

Xem thêm:
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường chuyển việc tại Nhật
Biến động của thị trường chuyển việc tại Nhật do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Phần 1 – Ngành IT)  

a.“Cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia ngọn đồi”.

 Một trong những lý do khiến bản thân muốn chuyển việc là do công việc của người khác trông hấp dẫn hơn công việc của mình.

 Có người ngay cả khi đang có một công việc tốt cả về nội dung và thu nhập, thì vẫn cho rằng công việc của mình kém cỏi hơn so với người khác. Thật ra không hẳn là công việc người khác tốt hơn, “cool” hơn, mà là do bản thân không tự tin trong công việc của mình, cũng như không có khả năng nhìn nhận một cách khách quan về chính công việc của mình.

b. Chuyển việc do gặp các vấn đề trong quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên các

 Trong quá trình làm việc tại một công ty, chúng ta thường phải tiếp xúc và phải hợp tác với rất nhiều người. Nếu không thể thiết lập mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp, cấp trên nơi làm việc hoặc đối tác kinh doanh, thì rất dễ ảnh hưởng đến kết quả công việc. Bị khiển trách -> áp lực -> muốn nghỉ việc… trở thành một vòng lặp không hồi kết.

Xem thêm:
Thời điểm thích hợp để chuyển việc tại Nhật
Khuynh hướng biến động của thị trường chuyển việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Phần 2)  

c. Chuyển việc vì không xác định được bản thân thích hợp với công việc gì.

 Ngay cả những người có năng lực tốt cũng không thể phát huy hết khả năng của mình trừ khi biết được điểm mạnh của mình . Như thế, cho dù có chuyển sang một công ty khác thì cũng không được đánh giá tốt và sẽ càng thêm mất tự tin. Vậy nên hãy tham khảo kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và sở thích của bản thân để xác định thế mạnh của mình nhé.

Gợi ý vật dụng dùng làm việc tại nhà
Đối với các bạn đang làm việc tại nhà thì một chiếc bàn kèm giá sách vừa gọn vừa xinh để để máy tính là ko thể thiếu cho 1 góc làm việc thật chill rồi.
Mọi người tham khảo các mẫu bàn làm việc kèm giá sách nhỏ gọn mà chi có hơn 6000y dưới đây nhé:


Còn ghế thì các bạn tham khảo mẫu này coi nha, có hơn 5000y thôi ghép vào là được góc làm việc cực xinh đó:

 

d. Chuyển việc vì không có định hướng tương lai rõ ràng.

 Nhiều người vội vàng tìm một công việc mới vì lý do tài chính, hoặc thay đổi công việc mà không có kế hoạch rõ ràng, thì khả năng cao là sẽ lại lặp lại việc chuyển thay việc một lần nữa trong thời gian ngắn.

e. Chuyển việc vì đánh giá quá cao bản thân.

 Trong công việc thường phải liên kết với rất nhiều người nên người chuyển việc cần phải thích ứng nhanh với môi trường mới.

 Việc đánh giá quá cao bản thân sẽ rất khó để tạo nên bầu không khí thân thiện, tinh thần hợp tác với những người xung quanh trong môi trường mới. Ngoài ra, nếu không đánh giá đúng năng lực bản thân sẽ dẫn đến việc chọn nhầm chọn một công việc mới không phù hợp khả năng của mình.

Xem thêm:
Tại sao có lý lịch làm việc ổn mà chuyển việc mãi không nơi nào nhận?
Lưu ý về bảo hiểm khi chuyển việc?  

f. Những người có tính cách mau chán cũng có xu hướng hay chuyển việc.

 Ngay cả khi đã đề ra một kế hoạch rõ ràng dự định tương lai, thì điều đó cũng không có ý nghĩa gì nhiều nếu bản thân lại hay thay đổi kế hoạch nhanh chóng. Một người không tập trung và chỉ hứng thú nhất thời với một công việc thì sẽ không thể làm việc lâu dài tại một nơi ngay cả khi nỗ lực liên tục tìm kiếm công việc phù hợp và đôi khi có thể đánh mất lòng tin của người khác.

g. Quyết định quá vội vàng

 Việc quyết định chuyển việc vội vàng trước khi suy nghĩ kỹ cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chuyển việc liên tục. Những bạn trẻ năng động thường quyết định thay đổi công việc quá sớm với một quyết tâm cao độ và mơ tưởng hão huyền vào công việc mới.

 Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần bình tĩnh xem xét công việc mới hoặc tiến hành phân tích bản thân tránh “vỡ mộng” và lại quyết định chuyển việc.

h. Chuyển việc nhưng không thu thập thông tin đầy đủ.

 Việc thu thập không đủ thông tin trong các hoạt động tìm việc mới, hay công ty mới, một môi trường mới thì sẽ có rất ít các lựa chọn vì nguồn thông tin hạn hẹp, dẫn đến việc phải tìm tiếp một hướng đi mới. Vậy nên, sau khi tiến hành phân tích bản thân, cần phải dần dần lựa chọn từ nhiều nguồn thông tin về công việc. Ngoài thông tin từ các trang việc làm trực tuyến, có thể xin tham khảo ý kiến ​​trực tiếp từ người khác.

Xem thêm:
Quy trình chuyển việc và các dịch vụ hỗ trợ chuyển việc tại Nhật
Có thật không nên chuyển việc khi chưa làm đủ 3 năm  

i. Việc không thể vượt qua được rào cản trong công việc cũng gây nên chuyển việc nhiều lần.

 Việc dễ dàng chuyển việc sẽ tạo nên lối mòn cho suy nghĩ. Có thể nói đối với những người đã chuyển việc, kinh nghiệm thay đổi công việc có thể khiến họ quen với việc chuyển việc. Đối với những người chưa thay đổi công việc, việc chuyển việc sẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Chính vì thế, những người khi đã quen với việc chuyển việc thì hay có xu hướng trốn tránh bằng cách nhanh chóng nghỉ việc, đổi việc mới mỗi khi có sự cố hay vấn đề.

GIỚI THIỆU SEMINAR:
DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG BĂN KHOĂN VỀ CAREER CỦA BẢN THÂN Ở NHẬT 

 Trong quá trình đồng hành cùng nhiều bạn Việt Nam trong hành trình tìm việc và chuyển việc tại Nhật, MPKEN nhận thấy rất nhiều bạn gặp phải tình trạng chuyển việc không có kế hoạch cụ thể, dẫn tới việc sau khi chuyển mới nhận thấy công ty mới không phù hợp với bản thân như mình nghĩ. Hoặc nhiều bạn cảm thấy không muốn tiếp tục dậm chân tại chỗ với công việc hiện tại, nhưng lại không biết nên thay đổi như thế nào: chuyển sang 1 công ty khác, 1 ngành lĩnh vực khác, hay học lên,…
Việc có một chiến lược xây dựng sự nghiệp (キャリア構築) cho bản thân là vô cùng cần thiết để chúng ta có thể phát triển được career của mình ở Nhật, và vượt qua được những khủng hoảng thường gặp phải của thời kỳ hậu Corona.
Trong chuỗi 2 buổi Seminar (có phí) được tổ chức tới đây, anh Shinichi Bamba, người đã có kinh nghiệm đồng hành hỗ trợ tư vấn chuyển việc cho hơn 100 người Việt Nam vào các công ty ở Nhật (trong đó nhiều người ở vị trí manager), tư vấn tuyển dụng nhân sự cho hơn 30 công ty, sẽ chia sẻ rất nhiều nội dung hữu ích cho các bạn đang gặp phải tình trạng tương tự để mọi người có 1 kế hoạch, chiến lược xây dựng sự nghiệp rõ ràng hơn.

 NỘI DUNG, THỜI GIAN, HỌC PHÍ CỤ THỂ NHƯ SAU:
============
 – Thời gian: 19h30 ~ 21:00 ngày 22/6 và 29/6 (thứ 4).
– Hình thức: Qua Zoom
– Tối đa: 20 bạn.
– Phí tham gia: 8800y/ 2 buổi
– Nội dung: Tham khảo phần tiếng Nhật bên dưới.
– Link đăng ký: www.bit.ly/mpken-edu

================
 <1 回目>
1. 衰退する業界と発展する業界
→「転職の思考法」

 2. 消えていく仕事とニーズが増える仕事(=職種)
 3. 戦略的キャリア計画
-逆順計算という思考法(5 年後、10 年後から逆順)
-複数のキャリアプラン(A ルート、B ルート、C ルート)
※マインドマップ
※曼荼羅マップ
-社内転職という選択肢

 4. 人脈の拡大と活用
-社内外のネットワークの維持と拡大→営業と転職への活用

 <2 回目>
各参加者の課題に対する講演者によるフィードバック

—–> Đăng ký tại: www.bit.ly/mpken-edu

2. Những lưu ý khi chuyển việc

 Để không bị lâm vào tình trạng phải chuyển việc nhiều lần thì cần lưu ý những điều sau trước quyết định có nên chuyển việc hay không.

a. Hãy cụ thể và rõ ràng về những nguyên nhân khiến bạn bỏ công việc này.

 Phải có lý do để mỗi người từ bỏ công việc hiện tại của họ. Nếu đã nắm rõ lý do tại sao muốn nghỉ việc, đó sẽ trở thành điều kiện để tìm kiếm nơi làm việc tiếp theo.

 Ví dụ, nếu thu nhập hoặc nơi làm việc là lý do khiến bạn muốn nghỉ việc, hãy đặt ra mức cụ thể về mức thu nhập và lĩnh vực bạn muốn. Tốt hơn nên sắp xếp nội dung rõ ràng, cụ thể bằng cách viết ra giấy.

Xem thêm:
Kinh nghiệm chuyển việc trong ngành Xây dựng và lấy vĩnh trú tại Nhật
Chuyển việc trong thời gian nghỉ chăm con: Những điểm cần lưu ý  

b. Xem xét những bất lợi nếu từ bỏ công việc hiện tại.

 Nên xem xét bất lợi từ nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như khía cạnh tài chính, kỹ năng, tinh thần… của chính bạn.

 Việc liệt kê những bất lợi sẽ rất hữu ích để khi bạn tìm kiếm một công việc mới sẽ tránh tìm điều kiện làm việc như thế. Ngoài ra, nếu cảm thấy quá bất lợi để chuyển việc, hãy nghĩ xem có cách cải thiện công việc và nơi làm việc hiện tại hay không.

c. Hãy suy nghĩ xem liệu thay đổi công việc lúc này có phải là cách tốt nhất để cải thiện tình hình công việc hiện tại của bạn hay không.

 Xem xét lý do nghỉ việc và những bất lợi và lợi ích… nếu xác định được rằng cách duy nhất để cải thiện tình hình làm việc của mình là chuyển việc thì hãy chuyển việc. Và nên bắt đầu các hoạt động tìm việc mới khi vẫn đang làm việc với công ty hiện tại.

Xem thêm:
DX, TS – Ý nghĩa của những từ khóa giúp đem lại lợi thế cho các ứng viên chuyển việc trong năm 2021
Chuyên gia tuyển dụng LINE JAPAN bàn về những lầm tưởng khi tìm việc 

3.Tổng kết

 Nhìn chung, việc chuyển việc hay chuyển việc nhiều lần chỉ là vì một nguyên nhân duy nhất: Thay đổi công việc để có được một môi trường làm việc tốt hơn. Thay đổi công việc là một quyết định lớn và cần nhiều nỗ lực, cần thời gian để nhìn nhận, phân tích và nắm bắt cơ hội. Bằng cách đó, bản thân sẽ có thể tìm được một môi trường tốt để phát huy năng lực, phát triển sự nghiệp và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.


 Mong rằng qua bài viết trên đây các bạn đã có thêm nhiều suy ngẫm về nguyên nhân cũng như cách nhìn nhận vấn đề chuyển việc và chuyển việc liên tục. Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt và thuận lợi trên con đường theo đuổi cuộc đời mình nhé.

 Đừng quên MPKEN cũng đã và đang triển khai các dịch vụ hỗ trợ kiểm duyệt hồ sơ và luyện phỏng vấn xin việc cho các ứng viên nhé. Thông tin chi tiết xem tại: http://bit.ly/VieclamMpken.

Xem thêm:
Những lỗi thường gặp khi trao đổi thông tin trong môi trường công sở Nhật
Lời khuyên từ CEO #2: Làm việc mà không có nhiệt huyết là phí phạm cuộc đời 

Link bài viết: Theo Mayonez

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp

MPKEN có dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói


Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...