Có lẽ các bạn thường nghe đến các cụm từ như “Thực tập sinh” , “Tu nghiệp sinh, “Xuất khẩu lao động”… nhưng không phải ai cũng cơ chế của nó như thế nào phải không ạ. Ở bài này mình sẽ giới thiệu về cơ chế của chương trình thực tập kỹ năng ở Nhật Bản và những kiến thức liên quan.
Hiện nay các nước đang phát triển có nhu cầu lớn về việc đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế năng lực sản xuất cho nước nhà. Chính vì vậy họ muốn cử lao động trong nước đi ra những nước phát triển tiên tiến về kỹ thuật, tri thức v.v… để làm việc và học hỏi. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhật Bản đã mở ra chế độ “Thực tập kỹ năng người nước ngoài” để tiếp nhận những người lao động từ nước ngoài trong một thời gian nhất định (thông thường là 3 năm) để họ có thể học hỏi kỹ năng, sau này về nước không những nâng cao được trình độ nghề nghiệp của bản thân, mà còn sẽ phát huy năng lực để cống hiến cho sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp nước nhà.
Nhờ có chương trình này mà có rất nhiều lao động của nhiều nước đến Nhật học hỏi và làm việc. Trong đó số người Việt Nam sang Nhật theo chương trình này cũng tăng lên hàng năm. Đương nhiên ngoài việc sang Nhật để học hỏi kỹ năng thì mọi người còn có thu nhập tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Ở Việt Nam khi đi muốn tham gia chương trình thực tập kỹ năng thường phải thông qua 1 công ty phái cử (ở Việt Nam thường gọi là công ty xuất khẩu lao động) để có thể tiếp cận được với các đơn hàng tuyển thực tập sinh từ Nhật Bản và theo quy trình như sau:
- Trách nhiệm của công ty phái cử:
- Đào tạo tiếng Nhật cho Thực tập sinh trước khi sang Nhật
- Hướng dẫn về đời sống ở Nhật cho Thực tập sinh
- Trách nhiệm của nghiệp đoàn:
Tại nghiệp đoàn luôn có người phiên dịch hợp tác với quản lý người Nhật để hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến Thực tập sinh
- Quản lý thực tập sinh: đào tạo tiếng Nhật và các kỹ năng theo yêu cầu của công ty tiếp nhận, kỹ năng về văn hóa đời sống cần thiết trước khi về công ty tiếp nhận (1 tháng đầu tiên khi Thực tập sinh mới sang Nhật), …
- Thường xuyên đi thăm các công ty tiếp nhận để kiểm tra xem có thực hiện đúng theo quy định và hợp đồng đối với Thực tập sinh không.
- Hỗ trợ về đời sống cho Thực tập sinh: Hướng dẫn Thực tập sinh các thủ tục hành chính, hay khi đi bệnh viện
- Trách nhiệm của công ty tiếp nhận thực tập sinh tại Nhật:
- Đào tạo kỹ năng và kiến thức công việc cho Thực tập sinh
- Chỉ đạo và hướng dẫn cho Thực tập sinh có thể làm quen với công việc cũng như môi trường sống ở Nhật.
- Cung cấp nhà ở cho Thực tập sinh
*Chú ý: Hiện nay để tìm được đến với công ty phái cử thì nhiều người còn phải thông qua người môi giới “cho yên tâm”. Chính vì thế thì chi phí bị đội lên khá nhiều để trả cho người môi giới này. Vì vậy để tiết kiệm chi phí có thể thì chúng ta nên chủ động tìm hiểu thông tin thật kỹ, và tự mình tìm đến các công ty phái cử thì sẽ giảm được gánh nặng trả nợ sau này.
- Tốt nghiệp Trung học Phổ thông trở lên.
- Đảm bảo sức khỏe để đảm bảo công việc. Chính vì thế người tham gia cần phải khám sức khỏe theo các hạng mục mà công ty yêu cầu.
- Không có tiền án tiền sự
Theo tìm hiểu của Tomoni qua một số cổng thông tin cũng như thực tế từ các bạn thực tập sinh Việt Nam tại Nhật thì có những chi phí cần thiết như sau: phí dịch vụ, phí khám sức khỏe, chi phí học tiếng Nhật sau khi trúng tuyển (bao gồm học phí, sách vở, trang phục,…), chi phí đào tạo tay nghề (nếu có)… Tính tổng thì giao động trên dưới 150 -200 triệu VNĐ.
Do thực trạng hiện nay có nhiều trường hợp Thực tập sinh bỏ ra ngoài vì nhiều lý do như công việc vất vả, ít việc làm ngoài giờ, bị người xấu lôi kéo,… Nên ngoài chi phí cơ bản này ra thì một số công ty phái cử yêu cầu người tham gia đóng thêm khoản đặt cọc để đề phòng các bạn trốn khỏi công ty/nghiệp đoàn sau khi sang tới Nhật. Khoản chi phí này thường vào khoảng từ 1000USD đến 2000USD tùy vào từng công ty môi giới. Về cơ bản, số tiền này sẽ được trả lại cho Thực tập sinh sau khi hết hạn hợp đồng về nước.
ĐỌC THÊM: THỰC TẬP SINH CÓ THỂ TIẾT KIỆM MỘT THÁNG BAO NHIÊU TIỀN?
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận