Khi còn ở Việt Nam, mình cũng như phần đông các bạn trẻ khác, mang rất nhiều ảo tưởng về Nhật Bản. Do không biết cách tìm hiểu qua các nguồn chính thống, mình chỉ biết về Nhật Bản qua manga, anime hoặc các bài viết về văn hóa, lối sống, cách ứng xử của người Nhật. Khi ấy, mình chỉ nhìn thấy những mặt hào nhoáng bên ngoài của Nhật Bản.
Nhưng khi qua Nhật, hiện thực lại hoàn toàn khác với những gì mình tưởng tượng. Những kì vọng về một Nhật Bản hào nhoáng, thân thiện dần vụn vỡ, kéo theo đó là những đợt khủng hoảng tinh thần do sốc văn hóa, do áp lực, do cảm thấy đơn độc khi sống xa gia đình. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn cũng cảm thấy giống mình, mình xin chia sẻ câu chuyện của riêng mình ra đây để các bạn thấy chúng ta không hề cô độc trong hành trình này.
Người Nhật nổi tiếng với lối hành xử tinh tế, tỉ mỉ từng li từng tí một. Lúc đọc được trên báo đài, mình đã thấy những đức tính đó thật đáng ngưỡng mộ và nên học tập. Nhưng khi tiếp xúc và phải sống trong không khí đó hàng ngày, mình thấy những quy tắc đó thật khắt khe nếu không muốn nói là gò bó.
Hồi mình đi làm thêm ở siêu thị, lúc xếp hàng vào túi ni lông cho khách, do chưa quen việc nên mình bị khách mắng ngay tại đó. Thậm chí khách còn phàn nàn lên với người quản lý khiến mình bị cảnh cáo. Lúc đó mình cảm thấy rất xấu hổ và mặc cảm vì bị mắng chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt như vậy. Hoặc những chuyện vốn là “lẽ thường” ở Việt Nam như đi trễ dăm ba phút cũng trở nên mất điểm trầm trọng trong mắt người Nhật. Mình cảm thấy phiền phức vì phải dậy sớm chuẩn bị dù chỉ là một buổi hẹn gặp mặt.
Những khác biệt văn hóa từ nhỏ đến lớn cứ liên tiếp xảy đến khiến mình thường rơi vào những tình huống khó xử. Thay vì tự tin và vui vẻ đón nhận những điều mới mẻ xung quanh, mình đi đâu làm gì cũng mang tâm lý căng thẳng vì sợ sai, sợ bị mắng. Khoảng thời gian đó đối với mình thật sự vô cùng nặng nề.
Xem thêm:
Hà Thư và con đường tìm lại cân bằng cho bản thân qua Yoga
Hà Vân và cách vượt qua trầm cảm trong công việc
Khi còn học trường tiếng Nhật, những người Nhật duy nhất mình tiếp xúc là giáo viên tiếng Nhật của mình. Mình đã nghĩ chỉ cần tiếng Nhật tốt và chủ động bắt chuyện thì mình sẽ nhanh chóng kết bạn được với mọi người thôi. Nhưng khi vào trường đại học, mình mới thấy sốc vì sự khác biệt xung quanh mình. Thực tế cách các bạn học sinh người Nhật nói chuyện với nhau khác hoàn toàn với những gì mình đã học. Vấn đề của mình khôg phải chỉ là vìề kĩ năng nghe nói tiếng Nhật nữa, mà còn là nội dung, chủ đề của các câu chuyện ấy. Các bạn hay nói về sở thích hay mối quan tâm của họ, những thứ mình hoàn toàn không biết hoặc thấy rất khó để tham gia vào câu chuyện.
Trường mình theo học là một trường nữ sinh và có rất ít du học sinh. Trong số những du học sinh ít ỏi đó, mình là người Việt Nam duy nhất. Mình vẫn nhớ khi mọi người bàn tán về diễn viên yêu thích của bản thân, mình chỉ có thể ngồi kế bên cười hùa theo vì không hiểu gì. Những khi làm việc nhóm, vì suy nghĩ khác biệt so với số đông nên ý kiến của mình thường bị bỏ qua. Vào giờ ăn trưa, trong khi các bạn khác lúc nào cũng đi cùng nhau thì mình luôn lủi thủi đi ăn một mình. Ngày nào của mình cũng lặp đi lặp lại theo vòng lặp lên trường – học – đi về nhàm chán, rất ít cơ hội kết bạn, giao lưu. Mỗi lúc gặp khó khăn trong việc học hay đời sống cá nhân, mình hoàn toàn không biết nên hỏi ý kiến ai. Mình cảm thấy không ai sẵn sàng dành thời gian lắng nghe và chia sẻ, không có nơi thuộc về, không biết bản thân ở đây để làm gì.
BẠN MUỐN TRANH THỦ THỜI GIAN NẤU ĂN, CHẠY BỘ HAY NGỒI TRÊN TÀU ĐỂ INPUT KIẾN THỨC NHIỀU HƠN —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ SÁCH NÓI AUDIBLE VỐN CÓ GIÁ 1500Y/THÁNG CỦA AMAZON MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.
Những lúc áp lực nhất có lẽ là khi thấy các bài “khoe” của bạn bè trên mạng xã hội.
Vì phải học tiếng Nhật nên mình vào đại học muộn hơn hai năm so với bạn bè học chung cấp ba ở Việt Nam. Khi đang học năm hai, nhìn thấy bạn bè lần lượt khoe ảnh tốt nghiệp, mình tủi thân kinh khủng. Dù biết bản thân nên vui vẻ chúc mừng nhưng khi được hỏi “Khi nào tốt nghiệp?”, hay “Tốt nghiệp rồi làm gì?”, mình tự trách bản thân vì đã quyết định đi du học, để rồi dù đã 22 tuổi mà vẫn chưa có gì trong tay.
Không chỉ các bạn ở Việt Nam, nhiều người trong số bạn bè, người quen của mình ở Nhật cũng thật sự rất giỏi. Các bạn ấy rất năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa nhưng vẫn đảm bảo thành tích học tập. Mỗi khi lướt đến những bài đăng về “con nhà người ta”, mình chỉ cảm thấy ganh tỵ và xấu hổ về bản thân vì chưa làm được gì. Mình bắt đầu áp đặt các kì vọng tưởng chừng vô lý lên bản thân. Để rồi khi không làm được, mình quay ra trách móc, ghét bỏ bản thân và bắt đầu tách biệt với mọi người xung quanh. Mình dừng hẳn việc dùng mạng xã hội và từ chối nhắn tin với bất kì ai dù là bạn bè thân thiết.
PRIME STUDENT GÓI DỊCH VỤ AMAZON DÀNH RIÊNG CHO CÁC BẠN SINH VIÊN. CHỈ VỚI 250Y/THÁNG, BẠN SẼ TIẾP CẬN ĐƯỢC KHO SÁCH, NHẠC VÀ PHIM MIỄN PHÍ KHỔNG LỒ —> HÃY CLICK VÀO BANNER DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 6 THÁNG.
Xem thêm:
Làm sao để tránh “Trầm cảm ngày lễ Tết”
Chia sẻ của người trong cuộc: Với tôi, trầm cảm là một trải nghiệm
Giờ nghĩ lại những tháng ngày đó, mình nghĩ bản thân chưa thỏa các tiêu chí để gọi là trầm cảm nhưng cũng gần giống vậy.
Hồi trước mình hay được nhận xét là tự tin, hoạt bát và hòa đồng. Nhưng những cảm xúc tiêu cực cứ tiếp diễn khiến mình trở nên khép kín. Dù cả ngày không nói chuyện hay tiếp xúc với ai mình vẫn cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Những cơn mất ngủ kéo dài lấy đi toàn bộ năng lượng sống của mình. Mình mất đi hứng thú với những thứ mình từng yêu thích. Thậm chí có thời điểm cả tuần mình không bước chân ra khỏi nhà. Mình luôn cảm thấy vô định và mịt mờ mỗi khi nghĩ đến tương lai của bản thân. Mặc dù bây giờ mình đã khá hơn nhưng đôi khi vẫn thấy sợ hãi mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian đó.
*Giới thiệu sách hay: 整える習慣
Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra hiệu quả lớn để giúp bạn có một tâm trí và cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó có thể là sự thay đổi trong những công việc ngày thường như chọn quần áo, hay thói quen ăn uống, thời gian, các mối quan hệ. Cuốn sách với 108 gợi ý sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn.
Bây giờ, một phần vì mình đã quen hơn với lối sống của người Nhật, cũng như học được cách cân bằng cuộc sống, nên mình thấy “dễ thở” hơn rất nhiều. Mình biết những trải nghiệm đã chia sẻ ở trên có thể sẽ bị nhiều người cho là tiêu cực. Nhưng với mình, đó là cơ hội để mình trưởng thành hơn, học được cách tỉ mỉ hơn trong công việc, tinh tế hơn trong mối quan hệ giữa người với người.
Mình biết rằng không chỉ bản thân mình, mà các bạn du học sinh khác cũng đã và đang có thể mang những vấn đề tương tự. Một trong những cách mình chọn để vượt qua những cơn khủng hoảng này là chia sẻ. Bạn có muốn chia sẻ câu chuyện của bạn với TOMONI không?
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận