Chia sẻ kinh nghiệm tự học EJU – Khối tự nhiên (理系)

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đến kỳ thi EJU lần thứ 1 trong năm 2018 rồi. MPKEN JuKu lại nhận được rất nhiều inbox của các bạn hỏi về tài liệu cũng như cách ôn thi EJU. Để giải đáp phần nào những thắc mắc của các bạn, MPKEN xin giới thiệu đến các bạn chia sẻ về tài liệukinh nghiệm tự học EJU khối tự nhiên (理系)từ 1 bạn sempai đã đạt được điểm khá cao trong kỳ thi EJU năm 2017, đã đậu Đại học và nhận được học bổng từ trường Đại học mà bạn sempai đó sắp nhập học nhé.

“CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỰ HỌC RYU (EJU)- KHỐI TỰ NHIÊN (RIKEI)

Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chia sẻ những cuốn sách nên học (kèm link Amazon), những trang web hữu ích cho việc tự học và link đề mẫu của đề thi EJU năm trước.

ÔN TẬP KIẾN THỨC
Môn Toán

Những cuốn sách cần thiết cho việc tự học: Bộ sách 理解しやすい数学1、2、

Link amazon của bộ 3 cuốn sách:

Nên học như thế nào?

Tất nhiên phải tự đọc được sách, vì nó còn có ích cho việc thi đại học sau này. Thêm vào đó, ở cuối mỗi bài học, phải làm hết bài tập, vừa ôn lại kiến thức, vừa rèn khả năng tính toán nhanh, chính xác. Những yếu tố này rất cần thiết cho bài thi môn Toán. Đặc biệt, ở cuốn Toán 1 nên chú trọng phần hàm số, tổ hợp xác suất và mệnh đề. Cuốn Toán 2 đặc biệt chú trọng đến hình học vector, dãy số. Toán 3 chú trọng đến số phức, đạo hàm-tích phân, ứng dụng của tích phân.

Nếu đọc sách không hiểu thì phải làm thế nào?

Mở Youtube lên, gõ ngay vào ô tìm kiếm nội dung không hiểu. Hiện tại trên Youtube có kênh của một anh sinh viên Todai dạy rất dễ hiểu.

Ví dụ: Mình không hiểu rõ phần 段階数列 trong cuốn Toán 2, chỉ cần mở Youtube gõ 数学段階数列, có ngay kết quả bên dưới, tìm đến phần này và học thôi, rất dễ hiểu:

Môn Hóa học

Giống với môn Toán, mình すすめ cuốn 理解しやすい化学 http://amzn.asia/3Pqi2Rp

Nên học như thế nào?

Vì môn Hoá nặng về lí thuyết nên việc ghi nhớ chính xác kiến thức rất quan trọng. Nên chia ra 2 tuần đọc hết một chương, trong lúc đọc có sổ ghi chép những điều cần nhớ. Cuối chương tự hệ thống lại kiến thức cho bản thân. Như vậy, khi ôn tập chỉ cần ôn lại những gì đã ghi chú. Ngoài ra, việc luyện đề sẽ giúp chung ta bổ sung rất nhiều kiến thức môn Hoá.

Môn Vật lý

Khác với môn Toán và Hoá, đối với môn Vật Lí mình すすめ bộ sách 物理のエッセンス – Hiện tại đang Best Seller của Amazon.

Mình rất tâm đắc với bộ sách này, nhờ học nó mà điểm thi Ryu (EJU) của mình thay đổi rất nhiều (lần đầu thi thử được 19 điểm – Lần cuối thi quốc tế được 78 điểm :D).

Trong lúc tự đọc sách, tương tự như môn Toán mình dựa vào Youtube để học. Kênh Youtube  映像授業 Try IT(トライイット) với những bài giảng ngắn, free rất dễ hiểu. Vào Youtube gõ đúng theo tiếng Nhật mục đề bài chưa hiểu, tập trung nghe giảng sẽ hiểu ngay. Cách tìm giống môn Toán thôi, chọn kênh như bên dưới 😀

LUYỆN ĐỀ

Đây là phần rất quan trọng. Nếu luyện đề bài bản, số điểm của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Cần dành ra 2 tháng cuối cho việc luyện đề, trong lúc làm thấy kiến thức nào còn hổng thì học bổ sung kiến thức đó. Phải chắc chắn lần tới gặp lại dạng bài này thì mình phải giải được là OK 😀

Đây là link đề mẫu của kỳ thi lần thứ 1 năm 2010.

Đề của các kỳ thi khác được Jasso tổng hợp thành sách và có bán tại các hiệu sách. Các bạn có thể tìm mua và tự luyện đề nhé.

Làm đề

Theo kinh nghiệm của bản thân mình, nên lập một nhóm luyện đề từ 3-5 người.

Tại sao phải cần làm theo nhóm?

Bởi vì làm theo nhóm sẽ giúp tăng tính cạnh tranh, giúp các thành viên bổ sung kiến thức cho nhau, kéo nhau đi lên.

Ngoài ra, làm nhóm sẽ giúp mỗi người bớt trì trệ, bớt “ảo tưởng” khi luyện đề một mình. Nên in đề ra, bấm giờ làm y như thi thật. Việc làm quen với giải đề trong khoảng thời gian giới hạn sẽ rất có ích cho các bạn ở lần thi thật. Sau khi hết giờ thì đọc đáp án, tự tính xem mình được bao nhiêu điểm. Mỗi người nên có một cuốn sổ ghi chép điểm số của mình qua từng đề để theo dõi sự tiến bộ của bản thân.

Giải đề

Giải kĩ từng câu Toán – Lý – Hoá, mỗi thành viên luân phiên giải bài, những người còn lại nghe và đặt câu hỏi hoặc bổ sung. Nếu có phần kiến thức cả nhóm không tìm ra được lời giải thì có 3 cách giải quyết. 1- Xem lại sách, 2- Tra Google (miễn phí nên chịu khó tra nhiều vào :v), 3- Hỏi sempai mà mình thấy tin tưởng ( Ví dụ mình chẳng hạn :v)

LỜI KẾT

Theo mình thì Ryu (EJU) là kỳ thi không phải cố gắng trong 1 tuần, 1 tháng là thấy ngay kết quả mà nó là kì thi đòi hỏi sự tích luỹ trong thời gian dài. Vậy nên đừng bỏ cuộc giữa chừng mà hãy cố gắng đến kì thi cuối cùng nhé 😀 Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong việc tự học Ryu (EJU). Chúc các bạn may mắn và thành công!

Nguyễn Công Khôn
Tokyo, ngày 6 tháng 3 năm 2018″

MPKEN JUKU mở lớp ôn thi EJU online với sự hỗ trợ và kèm chặt liên tục của 2 sensei trong suốt 7 tháng (từ tháng 4 ~ tháng 11 hàng năm) để các bạn có thể tiện tham gia và giữ được nhịp học của mình.

Link đăng ký: Bit.ly/MpkenJuku

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...