Có thể nói phân tích bản thân (自己分析) là một bước rất quan trọng, là giai đoạn quyết định, giúp định hướng đến 70% thành công của việc xin việc, cũng như để nấu một món ngon thì điều kiện tiên quyết là nguyên liệu phải tươi ngon vậy.. Tuy nhiên, rất nhiều bạn đã bỏ qua bước này, dẫn đến việc dù đã hoàn thành 履歴書 về mặt hình thức, nhưng chất lượng chưa cao vì “chất liệu” không đủ, khiến cho hồ sơ không có dấu ấn riêng, rất chung chung và dễ lẫn giữa hàng trăm những bộ hồ sơ tương tự.
Vì vậy, để chuẩn bị kĩ cho giai đoạn xin việc tại Nhật sắp tới, hãy cùng MPKEN tìm hiểu về các quy trình giúp bạn 自己分析 thật hiệu quả nhé.
1. 自己分析 là gì và tại sao phải làm?
Theo khảo sát của Recruit, 3 điều mà doanh nghiệp muốn biết nhất về ứng viên là:
1. Tính cách (人柄)
2. Nguyện vọng muốn vào công ty (企業への熱意)
3. Triển vọng tương lai (今後の可能性)
Và để hiểu rõ được điều đó, doanh nghiệp sẽ thông qua 1 loạt câu hỏi, cũng như qua phần 自己PR & 志望動機 của từng ứng viên. Đồng thời, để câu trả lời của mình thật ấn tương và cá tính, bạn phải có phần trả lời cho 3 câu hỏi này mang đâm tính cá nhân qua từng câu chuyện và trải nghiệm thực tế.
⇒ Và Phân tích bản thân (自己分析) để làm rõ điều đó!
2. Mục tiêu khi làm 自己分析
Mục tiêu cuối cùng cần đạt được khi làm 自己分析 là bạn phải trả lời được CỤ THỂ & CHI TIẾT 3 câu hỏi dưới đây :
✔ Bạn là người như thế nào, bạn giỏi cái gì?
自分は〜な人間です。(自分はどういう人間か、何が得意かを説明する)✔ Bạn cảm thấy đam mê khi làm việc gì?
自分は〜なことにやりがいを感じる(自分のやりたいことを説明する)✔ Vì thế, bạn muốn thử sức ở công việc, lĩnh vực gì tại công ty này?
御社で〜にチャレンジしたい(会社でチャレンジしたいことを説明する)
Trả lời được 3 câu hỏi này, là bạn đã có thể trình bày thuyết phục về 3 điểm mà doanh nghiệp muốn biết rõ nhất về ứng viên về Tính cách (人柄)、Nguyện vọng muốn vào công ty (企業への熱意)& Triển vọng tương lai (今後の可能性)
3. Các bước để 自己分析 hiệu quả
Để 自己分析hiệu quả, hãy làm theo các bước sau đây:
Step 1: List ra những kinh nghiệm trong quá khứ
Bạn liệt ra những việc đã nỗ lực thời còn đang đi học càng nhiều, càng chi tiết về quá trình /kết quả của từng trải nghiệm, bạn sẽ tìm được điểm chung giữa chúng để thông qua đó tìm ra được mình giỏi gì, thích làm gì?
Những nội dung bạn liệt kê ra được sẽ trở thành gợi ý khi viết phần PR cho bản thân và lý do xin việc.
Lưu ý:
Hãy nhớ lại và list ra càng nhiều càng tốt những kinh nghiệm/trải nghiệm này ( những việc mình đã nỗ lực, đã thật sự nghiêm túc đầu tư,..), ngay cả những cái mà bạn nghĩ nó sẽ chả dùng được gì khi PR phỏng vấn.
Step 2: Phân tích cụ thể từng trải nghiệm/ hoạt động
Sau khi liệt kê ra được các trải nghiệm và hoạt động thời sinh viên, học sinh, hãy tiến hành phân tích cụ thể các hoạt động đó theo các nội dung sau:
✔ Tại sao bạn lại tham gia vào hoạt động đó? (始めた動機)
✔ Khi tham gia hoạt động đó, tại sao bạn lại cố gắng như vậy? (モチベーション理由)
✔ Khó khăn, vấn đề mà bạn đã gặp phải khi tham gia là gì? (課題・問題)
✔ Bạn đã đối mặt với khó khăn, giải quyết vấn đề đó như thế nào? (処理法)
✔ Kết quả của giải pháp mà bạn đã chọn là gì? (結果)
✔ Từ kết quả đó, bạn đã học được những gì? (成長・学び)
Bằng cách phân tích cụ thể từng trải nghiệm, hoạt động trong quá khứ theo những point trên, bạn sẽ nhận ra:
+) Khi nào, trong môi trường nào thì mình có thể nỗ lực?
⇒ Đây sẽ là hint cho 志望動機、やりたいこと của bạn
+) Bạn là người thường giải quyết vấn đề theo cách nào?
⇒ Đây sẽ là hint cho 長所 của bạn
Step 3: Tìm ra điểm mạnh (所長)
Bước tiếp theo, hãy tìm ra điểm mạnh chung qua các trải nghiệm trên.
⇒ Trong các trải nghiệm, hoạt động trên, cách bạn hành động có điểm chung nào ko? (行動パータン)
⇒ Nếu đó là điểm mạnh của bạn, thì nó tương ứng với từ nào dưới đây?
行動力、集中力、判断力、創造力、適応力、分析力、企画力、計画性、協調性、リーダーシップ、コミュニケーョン能力、責任感、社交性、前向き、忍耐力、思いやり、挑戦心、努力家、積極的、向上心、学主力、マネジメント、交渉力
⇒ Nghĩ ra catch phrase gắn liền với điểm mạnh đó để tạo ấn tượng.
例: 責任感 → 最後まで投げ出さずにやり通す力があります
Step 4: Tìm ra vệc mình thực sự muốn làm
+) Hãy tìm ra điểm chung về những điều làm bạn cảm thấy có motivation qua từng hoạt động, trải nghiệm, bằng cách xem kĩ lại phần trả lời trong ô 1 và ô 2 của step 2.
+) Từ điểm chung mà bạn nhận thấy về những điều làm bạn cảm thấy có motivation (động lực) hãy thử diễn tả nó cụ thể bằng một câu văn.
+) Nếu bạn muốn làm công việc mà làm bạn cảm thấy có motivation như trên, thì ngành nào sẽ phù hợp.
KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC OFFLINE HỖ TRỢ KỸ NĂNG TÌM VIỆC CHO DU HỌC SINH—-> Link đăng ký: bit.ly/mpken-eduNội dung lớp học sẽ là toàn bộ những kiến thức vô cùng cần thiết cho các bạn DHS trong hành trình tìm việc ở Nhật, bao gồm:– Cách tìm thông tin tuyển dụng,– Cách viết phần PR bản thân và lý do ứng tuyển súc tích, đủ ý,– Cách để soạn một bản CV tiếng Nhật đúng chuẩn,– Cách tìm kiếm thông tin tuyển dụng và tìm hiểu, nghiên cứu công ty– Các lưu ý khi phỏng vấn với công ty tuyển dụng,Các bạn có phần thông tin đăng ký đầy đủ, phù hợp sẽ được trao tặng học bổng từ Quỹ KHM để tham gia lớp học mà không mất học phí.Các bạn du học sinh dự kiến tốt nghiệp 9/2023 hoặc 3/2024 mau nhanh tay đăng ký tham gia để nhận được 1 suất học bổng tham gia khoá học cực hữu ích này của MPKEN nhé.=================THÔNG TIN LỚP HỌC:– Link đăng ký: bit.ly/mpken-edu– Thời gian: 9h30 ~ 11h30 sáng Chủ Nhật các ngày 19/2, 26/2, 5/3 và 12/3.– Địa điểm: Học trực tiếp tại hội trường gần ga Hanzomon (cách ga khoảng hơn 10p đi bộ).– Đối tượng: Các bạn DHS tốt nghiệp 9/2023 hoặc 3/2024, có trình độ tiếng Nhật N3 trở lên (vì giảng viên là người Nhật).
4. Ví dụ
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về phần phân tích bản thân để tìm ra điểm mạnh và công việc mình muốn làm.
(1) 打ち込んだこと
中学時代…総合学習で「●●市のラーメン特集」というレポートをつくるのに夏休みをまるまる使った
高校時代…最短時間で結果を出すための「勉強法」を編み出したり、良い参考書探しにハマり、学習法のサイトをつくった
大学1〜2年…深夜ラジオにハガキを投稿するのに夢中になった
大学3年…ベンチャー企業での新規事業開発のインターンに夢中になり、深夜まで働くことも
大学3年の冬にはiPhoneアプリの開発にも打ち込んだ
Thời cấp 3… Để có được kết quả tốt trong thời gian ngắn, đã tìm cách tìm ra cách học hiệu quả, tham khảo rất nhiều sách và tổng hợp ra các phương pháp học hiệu quả rồi viết thành trang web
Thời cấp 2… Dành cả kì nghỉ hè để viết báo cáo trong môn xã hội học về món mì ramen
Đại học năm 1 + 2 : Dành nhiều thời gian để hagaki của mình được phát trong radio buổi đêm
Đại học năm 3: Dành nhiều tâm huyết trong việc phát triển lĩnh vực kinh doanh mới của venture company, làm việc tới tận đêm.
(2) なぜ打ち込めたか?
アイデアを出すのが楽しかったから
自分のアイデアを世に問う。発表する。試すのが楽しかった
Vì tôi thích những hoạt động liên quan đến đề xuất ý tương
Tôi thích được đưa ý tưởng của mình cho mọi người và thử nghiệm nó.
(3) それぞれの経験に共通するのは?
自分なりにアイデア・企画を考えて、それを形にすることに喜びを感じていた
Là thích đề xuất idea, lên kế hoạch và vui khi nó thành hình.
(4) それを社会で実現するには、どんな仕事が向いているか?
「新しいアイデアを試せる環境」には、「若手が裁量を持てる」「ビジネスモデルがかたまっていない産業」「サービスを始めるのに設備投資がかからない環境」が必要だろう
それが実現できるのは、webサービスやモバイル・アプリの開発会社ではないか?逆に、金融業界やインフラ業界はサービスがカッチリ固まっているので軸には該当しないのでは?
Thích hợp với những môi trường cho phép thử nghiệm ý tưởng mới, cho người trẻ tự do sáng tạo, đầu tư cho những dịch vụ mới,…
Những ngành thích hợp là : web service, mobile, hoặc ngành tài chính,…
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
![]()
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận