Khi làm việc tại Nhật, hẳn sẽ có rất nhiều điều chúng ta cần phải thích nghi, học hỏi lại từ đầu cho phù hợp với môi trường, văn hóa của công ty Nhật, đặc biệt là các quy định về các điều khoản tính tiền lương tăng ca vì cách tính của Nhật và Việt hoàn toàn khác nhau… Mặc dù các điều khoản sẽ được ghi đầy đủ trong hợp đồng nhưng vì hạn chế về tiếng Nhật, các thuật ngữ chuyên dụng… khiến cho người lao động khó nắm bắt và hiểu thấu đáo được nội dung. Từ đó dẫn đến việc nhiều bạn đã không ít lần cảm thấy thắc mắc về mức tiền tăng ca hay cách tính tiền tăng ca, dẫn đến những bức xúc không cần thiết khi làm việc cho công ty Nhật.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tiền lương tăng ca theo chế độ làm việc của Nhật, Tomoni xin tổng kết một số ý chính cần lưu ý trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu thêm nhé.
Tại Nhật có hai hình thức tăng ca gọi là “Làm thêm ngoài giờ quy định của pháp luật” (法定) 時間外労働” và “Làm thêm trong giờ quy định của pháp luật (法内残業)“. Nhiều bạn nhân viên người nước ngoài không hiểu rõ về hai hình thức này nên dễ thắc mắc là tại sao lương thực nhận lại thấp hơn lương bản thân tự tính.
Làm thêm ngoài giờ (法定 時間外労働) là việc tăng ca vượt quá số giờ làm việc theo quy định do Luật Tiêu chuẩn Lao động quy định (nguyên tắc là 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần). Đối với việc làm thêm ngoài giờ, công ty phải trả thêm tiền tăng ca. Làm thêm trong giờ quy định của pháp luật (法内残業) là làm việc vượt quá số giờ quy định của công ty nhưng vẫn nằm trong thời gian làm việc theo pháp luật nói trên. Nhân viên chỉ được trả lương theo quy định và không được trả tiền làm thêm giờ.
Giả sử một nhân viên làm việc từ 9 giờ sáng đến 17 giờ (bao gồm cả 1 giờ giải lao, tổng thời gian làm việc thực tế 7 tiếng). Nhưng một ngày nhân viên đó phải tăng ca đến 19 giờ. Trong trường hợp này, thời gian làm thêm ngoài giờ là 1 tiếng đồng hồ, từ 18-19 giờ tối.
Lý do vì thời giờ làm việc theo quy định của công ty là 7 giờ một ngày, ngắn hơn thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật 法定時間労働 – được quy định là 8 giờ/ngày như đã trình bày ở trên.
Như thế, bạn nên tìm hiểu luật của Nhật khi làm việc để tránh hiểu nhầm về tiền tăng ca nhé.
Xem thêm:
Tăng ca không lương – Vấn nạn của nhiều công ty Nhật
Câu chuyện về mức lương cầm tay 15 Man tại doanh nghiệp Nhật
*** Giới thiệu sản phẩm tiện dụng
Các bạn đeo kính đều gặp phải vấn đề khó chịu khi đeo khẩu trang, đó là hơi nước làm mờ kính. Sử dụng loại khẩu trang được thiết kế chống mờ kính sẽ giúp bạn thoải mái hơn ^^
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về cách tính tiền tăng ca trong vài chế độ làm việc đặc biệt ở Nhật:
a. Tính tiền làm thêm khi đi làm vào ngày nghỉ. (休日労働)
Việc đi làm trong ngày lễ được đề cập đến ở đây là làm việc vào những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. Tỷ suất phụ cấp (割増率) khi làm việc vào ngày nghỉ được quy định là 35%. (Tỷ suất phụ cấp là tỉ suất được sử dụng để tính tiền tăng ca, thay đổi tùy thuộc vào từng loại hình công việc.)
Ví dụ, một nhân viên làm việc từ 13 giờ đến 18 giờ vào những ngày nghỉ lễ (lương cơ bản tính theo giờ là 1.500 yên) thì phí tăng ca được tính là: 1.500 yên x 5 giờ x 1.35 = 10.125 yên.
b. Cách tính tiền tăng ca khi là việc ngoài giờ lao động pháp luật quy định. (労働時間外)
Khi tăng ca vượt quá số giờ làm việc pháp luật quy định, tiền làm thêm giờ sẽ được trả với mức tỷ suất phụ cấp” (割増率) là 25%. Nếu nhân viên làm thêm giờ từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, nghĩa là làm việc vào ca đêm thì tỉ suất phụ cấp cho thời gian đó sẽ được tăng thêm 25% thành 50%.
c. Cách tính tiền tăng ca khi làm thêm trong giờ pháp luật quy định. (法定の時間内).
Ngay cả khi tăng ca vượt quá số giờ làm việc quy định của công ty nhưng vẫn trong thời gian làm việc pháp luật quy định là 40 giờ/tuần và 8 giờ/ngày, thì vẫn được trả lương theo quy định bình thường (mức phụ thu 0%), không phát sinh tiền tăng ca theo Luật Tiêu chuẩn Lao động.
Các bạn cần lưu ý rõ việc tăng ca theo lịch công ty, khác với tăng ca vượt mức pháp luật cho phép nhé. Hai trường hợp khác nhau thì việc chi trả tiền lương tăng ca hay không cũng rất khác nhau.
Hiện tại MPKEN đang có nhóm “Anh chị em bunkei cùng học thi chứng chỉ“dành cho các bạn khối ngành Bunkei chuyên để trao đổi về việc thi cử lấy chứng chỉ để career up tại Nhật ^^ Bạn nào quan tâm có thể click vào đường link phía dưới và join group nhé. Trong group các thành viên sẽ cùng nhau bàn luận cách thức thi cử, tiến hành thi lấy chứng chỉ tại Nhật cũng như những tips thi chứng chỉ của các sempai đi trước.Link Group: Anh chị em bunkei cùng học thi chứng chỉMột số hình ảnh về các bài đăng trong group cho các bạn tham khảo nhé ^^
d. Cách tính tiền tăng ca của chế độ làm việc Flextime: (フレックスタイム制)
Chế độ làm việc flextime là chế độ cho phép nhân viên tự do quyết định thời gian bắt đầu và kết thúc giờ làm việc. Chế độ này không phát sinh tiền tăng ca ngay cả khi thời gian làm việc vượt quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.
Tuy nhiên, chế độ này sẽ quy định khoảng tổng số giờ làm việc mà nhân viên phải làm việc trong một tháng. Nếu nhân viên vượt quá tổng số giờ làm việc đã định trước thì mới được trả thêm tiền tăng ca cho phần vượt quá đó.
Ví dụ:
Thời gian giải quyết công việc: 1 tuần.
Tổng số giờ làm việc được quy định trước: 40 giờ.
Tổng số giờ làm việc của nhân viên đó là 41 giờ, vượt quá số giờ làm việc theo pháp luật là 40 giờ/tuần. Do đó tiền tăng ca được tính 1 giờ (giả sử tiền lương theo giờ là 1.500 yên).
Thì phí tăng ca sẽ được tính theo công thức sau: 1.500 yên x 1 giờ x 1.25 = 1.875 yên.
e. Cách tính tiền tăng ca theo Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制)
Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制) là một chế độ không cố định 40 tiếng/tuần, có thể thay đổi tổng số giờ làm việc theo tháng hoặc năm, thay đổi linh hoạt tùy vào thời điểm công việc lúc bận và lúc rảnh. (Đặc biệt là ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch…).
Vào thời điểm công việc bận rộn, nhân viên phải làm lượng công việc rất lớn nên nghĩ rằng sẽ có nhiều ngày làm việc vượt quá 8 giờ, sẽ được tính tăng ca. Nhưng không phải như thế. Nếu áp dụng Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制) và điều chỉnh giờ làm việc ngắn hơn khi thời điểm công việc rảnh rỗi, thì việc tăng ca lúc bận rộn sẽ không được tính tiền tăng ca.
Ví dụ: Nếu tuần đầu tiên và tuần thứ ba là thời điểm bận rộn thì có thể sắp xếp thời gian làm việc như dưới đây, để trung bình mỗi tuần sẽ là 40 giờ.
Như thế, mặc dù tuần 2, tuần 3, tuần 4 đều vượt thời gian làm việc quy định, nhưng chỉ có 4 giờ được tính là tiền tăng ca. Bởi vì tuần 2 vẫn nằm trong mức thời gian làm việc pháp luật quy định (40 giờ/tuần), tuần 4 vượt quá 2 giờ và tuần 3 vượt quá 2 giờ so với thời gian công ty quy định (45 giờ).
Chính vì thế tiền tăng ca sẽ được tính bằng cách tăng 25% lương chỉ cho 4 giờ làm việc.
Xem thêm:
Tại sao lương của người Nhật hầu như không tăng từ năm 1990
Cách đọc bảng tổng kết thu nhập và thuế(源泉徴収票)
f. Cách tính tiền tăng ca theo chế độ làm thêm giờ cố định (みなし残業):
Chế độ làm thêm giờ cố định (みなし残業) là một chế độ dành cho những nhân viên khó nắm bắt giờ khung giờ làm việc cụ thể, ví dụ như công việc sales, bán hàng, IT… bởi thời gian làm việc không cố định, có nhiều lúc phải ra ngoài gặp gỡ khách hàng. (Khác với kiểu làm việc văn phòng có giờ giấc cụ thể).
Tiền lương theo chế độ này thường sẽ bao gồm một khoản phụ cấp tăng ca cho 1 số giờ làm thêm nhất định trong tháng. Ví dụ: Lương 30 man/tháng đã bao gồm 20 tiếng tăng ca (みなし残業)
Như vậy, nếu 1 tháng bạn chỉ tăng ca dưới 20 tiếng thì sẽ chỉ nhận được lương, không có thêm một khoản phụ cấp làm ngoài giờ nào cả. Nếu tháng đó bạn tăng ca 22 tiếng, thì ngoài 30 man tiền lương sẽ nhận thêm được khoản phụ cấp làm ngoài giờ cho 2 tiếng làm thêm vượt quá mức 20 giờ quy định.
*Giới thiệu về các khóa học sắp tới của MPKEN
Hiện tại MPKEN đã và đang tổ chức rất nhiều các khóa học Kỹ năng để hỗ trợ người Việt trong quá trình học tập và làm việc tại Nhật. Nhanh chóng đăng ký tham gia để trang bị những kỹ năng mềm cần thiết và nhận giấy chứng nhận xịn xò từ MPKEN bạn nhé!
LOGICAL THINKING & WRITING (Kỹ năng TƯ DUY LOGIC – viết mail và văn bản logic)
・ Lịch học: Từ 19h30 -21h30 các ngày Thứ Sáu hàng tuần:
Buổi số 1: Ngày 25/02/2022
Buổi số 2: Ngày 04/03/2022
Buổi số 3: Ngày 11/03/2022
・Xem thêm thông tin về khóa học và đăng ký tại: https://www.mpkenhr.jp/skillsquare/logical-thinking-writing-business-mail
Các khóa học sẽ được cập nhật đầy đủ thông tin trên trang web https://www.mpkenhr.jp/skillsquare, và cổng đăng ký khóa học đang được mở nhé.
Các bạn có quan tâm nhớ theo dõi và đăng ký nhé^^.
Vậy là Tomoni đã phân biệt các hình thức được xem là làm thêm giờ và cách tính tiền tăng ca trong bài viết trên đây rồi. Hi vọng đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chế độ khi làm việc tại công ty Nhật. Quy định về hình thức tăng ca và cách trả tiền tăng ca đều sẽ được ghi rõ trong bản hợp đồng, nên trước khi vào công ty các bạn cần đọc thật kỹ hợp đồng và tham khảo thêm bài viết này nhé. Như thế sẽ tránh được những thắc mắc, bất mãn không đáng có trong quá trình làm việc tại công ty Nhật. Đồng thời cũng linh động sắp xếp lịch làm thêm giờ hay biết cách tính lương của bản thân. Rất mong bài viết trên đây đã phần nào hỗ trợ được bạn trong quá trình làm việc tại Nhật. Tomoni còn có rất nhiều bài viết khác cùng chủ đề trên website, các bạn nhớ tham khảo thêm nhé!
Đừng quên Tomoni cũng đã và đang triển khai các dịch vụ hỗ trợ kiểm duyệt hồ sơ và luyện phỏng vấn xin việc cho các ứng viên nhé. Thông tin chi tiết xem tại: https://www.mpkenhr.jp/events/careersupport.
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Tại Nhật có hai hình thức tăng ca gọi là “Làm thêm ngoài giờ quy định của pháp luật” (法定) 時間外労働” và “Làm thêm trong giờ quy định của pháp luật (法内残業)“. Nhiều bạn nhân viên người nước ngoài không hiểu rõ về hai hình thức này nên dễ thắc mắc là tại sao lương thực nhận lại thấp hơn lương bản thân tự tính.
Làm thêm ngoài giờ (法定 時間外労働) là việc tăng ca vượt quá số giờ làm việc theo quy định do Luật Tiêu chuẩn Lao động quy định (nguyên tắc là 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần). Đối với việc làm thêm ngoài giờ, công ty phải trả thêm tiền tăng ca. Làm thêm trong giờ quy định của pháp luật (法内残業) là làm việc vượt quá số giờ quy định của công ty nhưng vẫn nằm trong thời gian làm việc theo pháp luật nói trên. Nhân viên chỉ được trả lương theo quy định và không được trả tiền làm thêm giờ.
Giả sử một nhân viên làm việc từ 9 giờ sáng đến 17 giờ (bao gồm cả 1 giờ giải lao, tổng thời gian làm việc thực tế 7 tiếng). Nhưng một ngày nhân viên đó phải tăng ca đến 19 giờ. Trong trường hợp này, thời gian làm thêm ngoài giờ là 1 tiếng đồng hồ, từ 18-19 giờ tối.
Lý do vì thời giờ làm việc theo quy định của công ty là 7 giờ một ngày, ngắn hơn thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật 法定時間労働 – được quy định là 8 giờ/ngày như đã trình bày ở trên.
Như thế, bạn nên tìm hiểu luật của Nhật khi làm việc để tránh hiểu nhầm về tiền tăng ca nhé.
Xem thêm:
Tăng ca không lương – Vấn nạn của nhiều công ty Nhật
Câu chuyện về mức lương cầm tay 15 Man tại doanh nghiệp Nhật
*** Giới thiệu sản phẩm tiện dụng
Các bạn đeo kính đều gặp phải vấn đề khó chịu khi đeo khẩu trang, đó là hơi nước làm mờ kính. Sử dụng loại khẩu trang được thiết kế chống mờ kính sẽ giúp bạn thoải mái hơn ^^
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về cách tính tiền tăng ca trong vài chế độ làm việc đặc biệt ở Nhật:
a. Tính tiền làm thêm khi đi làm vào ngày nghỉ. (休日労働)
Việc đi làm trong ngày lễ được đề cập đến ở đây là làm việc vào những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. Tỷ suất phụ cấp (割増率) khi làm việc vào ngày nghỉ được quy định là 35%. (Tỷ suất phụ cấp là tỉ suất được sử dụng để tính tiền tăng ca, thay đổi tùy thuộc vào từng loại hình công việc.)
Ví dụ, một nhân viên làm việc từ 13 giờ đến 18 giờ vào những ngày nghỉ lễ (lương cơ bản tính theo giờ là 1.500 yên) thì phí tăng ca được tính là: 1.500 yên x 5 giờ x 1.35 = 10.125 yên.
b. Cách tính tiền tăng ca khi là việc ngoài giờ lao động pháp luật quy định. (労働時間外)
Khi tăng ca vượt quá số giờ làm việc pháp luật quy định, tiền làm thêm giờ sẽ được trả với mức tỷ suất phụ cấp” (割増率) là 25%. Nếu nhân viên làm thêm giờ từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, nghĩa là làm việc vào ca đêm thì tỉ suất phụ cấp cho thời gian đó sẽ được tăng thêm 25% thành 50%.
c. Cách tính tiền tăng ca khi làm thêm trong giờ pháp luật quy định. (法定の時間内).
Ngay cả khi tăng ca vượt quá số giờ làm việc quy định của công ty nhưng vẫn trong thời gian làm việc pháp luật quy định là 40 giờ/tuần và 8 giờ/ngày, thì vẫn được trả lương theo quy định bình thường (mức phụ thu 0%), không phát sinh tiền tăng ca theo Luật Tiêu chuẩn Lao động.
Các bạn cần lưu ý rõ việc tăng ca theo lịch công ty, khác với tăng ca vượt mức pháp luật cho phép nhé. Hai trường hợp khác nhau thì việc chi trả tiền lương tăng ca hay không cũng rất khác nhau.
Hiện tại MPKEN đang có nhóm “Anh chị em bunkei cùng học thi chứng chỉ“dành cho các bạn khối ngành Bunkei chuyên để trao đổi về việc thi cử lấy chứng chỉ để career up tại Nhật ^^ Bạn nào quan tâm có thể click vào đường link phía dưới và join group nhé. Trong group các thành viên sẽ cùng nhau bàn luận cách thức thi cử, tiến hành thi lấy chứng chỉ tại Nhật cũng như những tips thi chứng chỉ của các sempai đi trước.Link Group: Anh chị em bunkei cùng học thi chứng chỉMột số hình ảnh về các bài đăng trong group cho các bạn tham khảo nhé ^^
d. Cách tính tiền tăng ca của chế độ làm việc Flextime: (フレックスタイム制)
Chế độ làm việc flextime là chế độ cho phép nhân viên tự do quyết định thời gian bắt đầu và kết thúc giờ làm việc. Chế độ này không phát sinh tiền tăng ca ngay cả khi thời gian làm việc vượt quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.
Tuy nhiên, chế độ này sẽ quy định khoảng tổng số giờ làm việc mà nhân viên phải làm việc trong một tháng. Nếu nhân viên vượt quá tổng số giờ làm việc đã định trước thì mới được trả thêm tiền tăng ca cho phần vượt quá đó.
Ví dụ:
Thời gian giải quyết công việc: 1 tuần.
Tổng số giờ làm việc được quy định trước: 40 giờ.
Tổng số giờ làm việc của nhân viên đó là 41 giờ, vượt quá số giờ làm việc theo pháp luật là 40 giờ/tuần. Do đó tiền tăng ca được tính 1 giờ (giả sử tiền lương theo giờ là 1.500 yên).
Thì phí tăng ca sẽ được tính theo công thức sau: 1.500 yên x 1 giờ x 1.25 = 1.875 yên.
e. Cách tính tiền tăng ca theo Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制)
Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制) là một chế độ không cố định 40 tiếng/tuần, có thể thay đổi tổng số giờ làm việc theo tháng hoặc năm, thay đổi linh hoạt tùy vào thời điểm công việc lúc bận và lúc rảnh. (Đặc biệt là ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch…).
Vào thời điểm công việc bận rộn, nhân viên phải làm lượng công việc rất lớn nên nghĩ rằng sẽ có nhiều ngày làm việc vượt quá 8 giờ, sẽ được tính tăng ca. Nhưng không phải như thế. Nếu áp dụng Chế độ thời gian làm việc linh hoạt (変形労働時間制) và điều chỉnh giờ làm việc ngắn hơn khi thời điểm công việc rảnh rỗi, thì việc tăng ca lúc bận rộn sẽ không được tính tiền tăng ca.
Ví dụ: Nếu tuần đầu tiên và tuần thứ ba là thời điểm bận rộn thì có thể sắp xếp thời gian làm việc như dưới đây, để trung bình mỗi tuần sẽ là 40 giờ.
Như thế, mặc dù tuần 2, tuần 3, tuần 4 đều vượt thời gian làm việc quy định, nhưng chỉ có 4 giờ được tính là tiền tăng ca. Bởi vì tuần 2 vẫn nằm trong mức thời gian làm việc pháp luật quy định (40 giờ/tuần), tuần 4 vượt quá 2 giờ và tuần 3 vượt quá 2 giờ so với thời gian công ty quy định (45 giờ).
Chính vì thế tiền tăng ca sẽ được tính bằng cách tăng 25% lương chỉ cho 4 giờ làm việc.
Xem thêm:
Tại sao lương của người Nhật hầu như không tăng từ năm 1990
Cách đọc bảng tổng kết thu nhập và thuế(源泉徴収票)
f. Cách tính tiền tăng ca theo chế độ làm thêm giờ cố định (みなし残業):
Chế độ làm thêm giờ cố định (みなし残業) là một chế độ dành cho những nhân viên khó nắm bắt giờ khung giờ làm việc cụ thể, ví dụ như công việc sales, bán hàng, IT… bởi thời gian làm việc không cố định, có nhiều lúc phải ra ngoài gặp gỡ khách hàng. (Khác với kiểu làm việc văn phòng có giờ giấc cụ thể).
Tiền lương theo chế độ này thường sẽ bao gồm một khoản phụ cấp tăng ca cho 1 số giờ làm thêm nhất định trong tháng. Ví dụ: Lương 30 man/tháng đã bao gồm 20 tiếng tăng ca (みなし残業)
Như vậy, nếu 1 tháng bạn chỉ tăng ca dưới 20 tiếng thì sẽ chỉ nhận được lương, không có thêm một khoản phụ cấp làm ngoài giờ nào cả. Nếu tháng đó bạn tăng ca 22 tiếng, thì ngoài 30 man tiền lương sẽ nhận thêm được khoản phụ cấp làm ngoài giờ cho 2 tiếng làm thêm vượt quá mức 20 giờ quy định.
*Giới thiệu về các khóa học sắp tới của MPKEN
Hiện tại MPKEN đã và đang tổ chức rất nhiều các khóa học Kỹ năng để hỗ trợ người Việt trong quá trình học tập và làm việc tại Nhật. Nhanh chóng đăng ký tham gia để trang bị những kỹ năng mềm cần thiết và nhận giấy chứng nhận xịn xò từ MPKEN bạn nhé!
LOGICAL THINKING & WRITING (Kỹ năng TƯ DUY LOGIC – viết mail và văn bản logic)
・ Lịch học: Từ 19h30 -21h30 các ngày Thứ Sáu hàng tuần:
Buổi số 1: Ngày 25/02/2022
Buổi số 2: Ngày 04/03/2022
Buổi số 3: Ngày 11/03/2022
・Xem thêm thông tin về khóa học và đăng ký tại: https://www.mpkenhr.jp/skillsquare/logical-thinking-writing-business-mail
Các khóa học sẽ được cập nhật đầy đủ thông tin trên trang web https://www.mpkenhr.jp/skillsquare, và cổng đăng ký khóa học đang được mở nhé.
Các bạn có quan tâm nhớ theo dõi và đăng ký nhé^^.
Vậy là Tomoni đã phân biệt các hình thức được xem là làm thêm giờ và cách tính tiền tăng ca trong bài viết trên đây rồi. Hi vọng đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chế độ khi làm việc tại công ty Nhật. Quy định về hình thức tăng ca và cách trả tiền tăng ca đều sẽ được ghi rõ trong bản hợp đồng, nên trước khi vào công ty các bạn cần đọc thật kỹ hợp đồng và tham khảo thêm bài viết này nhé. Như thế sẽ tránh được những thắc mắc, bất mãn không đáng có trong quá trình làm việc tại công ty Nhật. Đồng thời cũng linh động sắp xếp lịch làm thêm giờ hay biết cách tính lương của bản thân. Rất mong bài viết trên đây đã phần nào hỗ trợ được bạn trong quá trình làm việc tại Nhật. Tomoni còn có rất nhiều bài viết khác cùng chủ đề trên website, các bạn nhớ tham khảo thêm nhé!
Đừng quên Tomoni cũng đã và đang triển khai các dịch vụ hỗ trợ kiểm duyệt hồ sơ và luyện phỏng vấn xin việc cho các ứng viên nhé. Thông tin chi tiết xem tại: https://www.mpkenhr.jp/events/careersupport.
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: https://www.mpkenhr.jp
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận