Các mẹ có con nhỏ khi đi xin việc fulltime gặp khó khăn hơn nhiều các bạn sinh việc đi xin việc, từ việc sắp xếp thời gian đi phỏng vấn, cho đến việc đảm bảo chỗ học cho con trước khi bắt đầu đi làm và nhiều vấn đề khác. Đặc biệt, nếu nội dung buổi phỏng vấn với các bạn sinh viên phần lớn xoay quanh về chính bản thân các bạn, thì nội dung phỏng vấn với các mẹ có con nhỏ muốn đi làm lại đặt trọng tâm xung quanh vấn đề về con cái. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều hiểu về các mặt hạn chế khi mẹ có con nhỏ đi làm. Bởi vậy, việc các mẹ chuẩn bị các giải pháp như thế nào sẽ là điểm mấu chốt trong việc doanh nghiệp có quyết định tuyển dụng hay không. Hãy cùng Tomoni tìm hiểu trong bài dưới đây về các câu hỏi hay được đưa ra và các lưu ý quan trọng khi trả lời phỏng vấn để các mẹ có con nhỏ xin việc thuận lợi hơn trong quá trình xin việc.
Với các mẹ có con nhỏ, ngoài những câu hỏi khi đi xin việc nói chung, các vấn đề về liên quan đến việc gửi trẻ, giải pháp khi con ốm cũng như mức độ ưu tiên công việc và việc nhận được sự đồng thuận của gia đình hay không là vấn đề rất quan trọng. Có thể nói quyết định tuyển dụng hay không ảnh hưởng nhiều từ cách các mẹ trả lời cho các câu hỏi này.
Có thể chia ra làm ba nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm khi phỏng vấn như dưới đây:
-
-
- Việc đảm bảo gửi trẻ khi đi làm & mức độ ưu tiên công việc
- Khả năng đáp ứng việc làm thêm giờ
- Sức khỏe cũng như sự đồng thuận của gia đình trong vấn đề đi làm
*Giới thiệu sách hay:
採用側の本音を知れば就職面接は9割成功するTrong quá trình xin việc, thậm chí người Nhật cũng cảm thấy khó khăn với vòng phỏng vấn chứ đừng nói đến sinh viên người Việt Nam. Trọng tâm của việc trả lời phỏng vấn không phải là nói những gì bạn muốn nói mà là trả lời những gì nhà tuyển dụng muốn nghe. Cuốn sách採用側の本音を知れば就職面接は9割成功する dưới đây là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai muốn nắm bắt ý đồ của nhà tuyển dụng, từ đó đưa ra cách đối ứng phù hợp khi đi phỏng vấn.
-
Các câu hỏi liên quan đến việc đảm bảo gửi trẻ khi đi làm & mức độ ưu tiên công việc
Vấn đề người tuyển dụng quan tâm đầu tiên, đó là việc các mẹ đã chắc chắn được về chỗ gửi con, cũng như chuẩn bị các phương án về khi con ốm hay chưa.
Q1「仕事の時に預け先があるのか。」
(Bạn đã có chỗ gửi con khi đi làm chưa?)
Với câu hỏi này, bạn cần tính đến phương án gửi con trước khi chuẩn bị đi làm. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn tuyển/ e dè khi bạn chưa chắc chắn việc gửi trẻ. Bởi vậy với các bạn chưa có giấy xác nhận làm việc để xin cho con đi trẻ có thể tính đến phương án nhờ bà qua trông trong thời gian chưa đi trẻ, hay gửi con vào nhà trẻ tư không cần giấy xác nhận làm, sau khi đi làm sẽ tính đến việc chuyển con sang nhà trẻ công sau.
Q2「子供が体調を崩した時などの対応は、どのようにされるのですか?」
(Bạn sẽ làm thế nào trong trường hợp con ốm?)
Đây là câu hỏi mà hầu hết nhà tuyển dụng sẽ đưa ra. Gần như chắc chắc doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng nếu bạn không chuẩn bị được phương án gửi con khi con ốm. Đương nhiên phía nhà tuyển dụng hiểu rõ việc trẻ con ốm là không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc sẵn sàng tuyển dụng khi ứng viên không có sự chuẩn bị phương án gửi con khi con ốm, và thường xuyên phải xin nghỉ là việc rất khó.
Để trả lời cũng như có sự chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn cần tham khảo trước về các phương án hỗ trợ khi con bị ốm như Family Support hay các dịch vụ của các nơi nhận trông trẻ bị ốm-sốt như 病児保育施設.
Tham khảo chi tiết về các dịch vụ hỗ trợ cho mẹ đi làm ở link dưới đây:
Làm gì khi con ốm sốt hoặc ko về kịp giờ đón con?
Q3「子供の学校などの行事が仕事と重なった場合どうしますか?」
(Trường hợp các sự kiện ở trường học của con vào ngày phải đi làm, bạn sẽ làm thế nào?)
Với câu hỏi này, câu trả lời 「行事には、参加しません。」(Tôi sẽ không tham dự các hoạt động ở trường của con) hay 「仕事よりも行事を優先させます。」(Tôi sẽ ưu tiên tham gia các hoạt động ở trường của con) đều không phải là câu trả lời hợp lý.
Cách trả lời cho câu hỏi này mà các bạn tham khảo như dưới đây:
- Trường hợp các sự kiện được thông báo từ trước:
「事前に申請し調整が可能な場合は、行事に参加したいと思っています。」
(Tôi sẽ báo cáo với công ty sớm, và trong trường hợp có thể sắp xếp công việc tôi sẽ tham gia sự kiện ở trường của con) - Tuy nhiên cũng có các sự kiện không được thông báo từ trước, cách trả lời có thể tham khảo là:
「調整が難しい場合や急遽、決まった行事などは、企業にご迷惑をおかけするので仕事を優先したいと思っています。」
(Trong trường hợp tình hình công việc không cho phép, hay các sự kiện được báo quá gấp, tôi sẽ ưu tiên công việc và đảm bảo việc và không làm ảnh hưởng đến công ty)
Với hai cách trả lời trên, bạn có thể cho doanh nghiệp thấy việc mình sẽ chủ động báo cáo sớm việc xin nghỉ để không làm ảnh hưởng đến công việc, cũng như trong trường hợp cần thiết sẽ ưu tiên công việc.
Ngoài ra, trước khi đi làm các bạn cũng cần chú ý nên nói chuyện để con hiểu về tình hình công việc cũng như các trường hợp mẹ không thể tham dự sự kiện ở trường của con.
Các câu hỏi liên quan đến việc làm thêm giờ
Q4「残業はできますか?」
(Bạn có làm thêm giờ được không?)
Khi gửi con đi nhà trẻ thì việc làm thêm giờ là đương đối khó, nhất là trong trường hợp các bé vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên nếu các bạn chỉ mong được tuyển dụng và trả lời ngay là 「残業できます」thì đến lúc đi làm sẽ rất khó để từ chối làm thêm giờ. Ngược lại, với câu trả lời「残業はできません」, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn sẽ không có sự linh hoạt để ưu tiên cho tình hình công việc.
Với câu hỏi này, câu trả lời đảm bảo được cho cả phía bạn cũng như phía nhà tuyển dụng có thể đưa ra như dưới đây:
「毎日の残業は、子供が小さいため難しいです。しかし、残業のある日を事前にお伝えいただければ対応できるかもしれません。」
(Con tôi vẫn còn bé nên việc làm thêm giờ hàng ngày là tương đối khó. Tuy nhiên nếu được báo trước về ngày cần phải làm thêm giờ, cũng sẽ có trường hợp tôi có thể đáp ứng được.)
Q5「土曜日・日曜日の出勤は可能ですか?」
(Bạn có đi làm được thứ 7, chủ nhật hay không?)
Phần lớn các công việc sẽ có hai ngày nghỉ cuối tuần, tuy nhiên với các ngành dịch vụ hai ngày cuối tuần sẽ bận hơn ngày thường, bởi vậy câu hỏi về việc đi làm cuối tuần sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra.
Với câu hỏi này, thì việc trả lời là đi làm được trong khi thực tế là không thể đi làm được sẽ dẫn đến việc gây phiền phức cho bên tuyển dụng, tuy nhiên việc trả lời ngay là 「絶対に無理です。」(Chắc chắn tôi không thể đi làm cuối tuần) cũng không phải là câu trả lời hợp lý.
Với câu hỏi này, nếu có thể sắp xếp trong hạn vi nhất định về việc đi làm cuối tuần, bạn có thể trả lời như sau:
「土・日の出勤は、子供が家にいるため難しいと思います。しかし前もって伝えていただければ主人に子供をみてもらい出勤する事が可能かもしれません。」
(Tôi có con nhỏ nên việc đi làm cuối tuần cũng hơi khó. Tuy nhiên với các buổi được báo trước, tôi sẽ cố gắng thảo luận và nhờ chồng trông con và nếu nhận được sự hỗ trợ của chồng tôi sẽ đi làm.)
Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu bạn xác định không thể đi làm cuối tuần, bạn nên chủ động tìm các công việc cho nghỉ vào hai ngày cuối tuần.
Các câu hỏi liên quan đến sức khỏe cũng như sự đồng thuận của gia đình trong vấn đề đi làm
Q6「体力は、大丈夫ですか?」
(Sức khỏe của bạn thế nào)
Các mẹ có con nhỏ vốn dĩ đã rất vất vả với việc nhà và trông con, và việc bắt đầu đi làm sẽ cần nhiều hơn nữa thể lực để có thể đáp ứng công việc.
Tùy công việc mà sẽ có yêu cầu phải đứng nhiều, cũng như công việc phải mang vác nặng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác nhận lại về việc bạn có thể cân bằng giữa gia đình và công việc được hay không, cũng như thể lực có đủ để đáp ứng công việc được hay không. Ngoài ra, với câu hỏi này nhà tuyển dụng cũng có thể xác nhận lại về việc bạn có bị bệnh gì từ trước hay không.
Trong trường hợp bạn hay bị đau lưng, bạn nên thông báo trước trong quá trình phỏng vấn về việc này, cụ thể là 「腰痛持ちのため、できれば荷物運び以外の職種を希望したい」(Tôi bị đau lưng nên trong khả năng có thể tôi muốn ứng tuyển vào các vị trí không phải bê vác đồ)
Q7 「家族は、仕事に理解を示されていますか?」
(Bạn đã nói chuyện với gia đình về nguyện vọng đi làm của mình hay chưa?)
Phía nhà tuyển dụng hiểu rất rõ về việc một mình người mẹ vừa đảm bảo việc chăm con vừa đi làm là việc rất vất vả. Bởi vậy nếu bạn trả lời là 「家族にはまだ仕事の事は言っていません。」(Tôi vẫn chưa nói chuyện với gia đình về việc đi làm ) hay「夫は反対しないと思います。」(Tôi nghĩ chồng tôi sẽ không phản đối), nhà tuyển dụng sẽ có e ngại về khả năng ứng viên sẽ nghỉ việc ngay trong trường hợp gia đình không ủng hộ.
Thực tế, rất nhiều ứng viên bị phản đối về việc đi làm khi thông báo với chồng về việc đỗ phỏng vấn, và kết quả là không thể bắt đầu đi làm được như kế hoạch.
Khi mẹ vẫn đang ở nhà cả ngày bắt đầu đi làm, không chỉ sinh hoạt của mẹ mà cả gia đình sẽ đều phải thay đổi, bởi vậy các bạn nên nói chuyện và nhận được sự ủng hộ của gia đình trước khi tiến hành việc tìm việc.
CHỈ VỚI 980Y/THÁNG BẠN SẼ TIẾP CẬN VÀ ĐỌC KHÔNG GIỚI HẠN KHO SÁCH KHỔNG LỒ TRONG THƯ VIỆN KINDLE UNLIMITTED CỦA AMAZON —> CLICK VÀO LINK BANNER DƯỚI Đ Y ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TRONG 30 NGÀY.
Tham khảo về cách cân bằng giữa công việc và gia đình ở link dưới đây:
Mẹ Việt đi làm fulltime – Điều kiện, thời điểm và cách cân bằngTham khảo thêm Top 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn: (có 5 phần)
Top 50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc ở Nhật
Việc các mẹ có con nhỏ sắp xếp thời gian để đi xin việc, cũng như tìm được công việc phù hợp là rất vất vả. Rất mong các tips trả lời phỏng vấn được giới thiệu ở trên sẽ hỗ trợ các bạn phần nào trong quá trình phỏng vấn, cũng như giúp các bạn hình dung được về các sự chuẩn bị cần thiết trước khi bắt đầu xin việc.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận