Với những bạn đang bắt đầu công cuộc tìm hiểu về hoạt động xin việc tại Nhật thì chắc hẳn sẽ có những bạn còn khá lúng túng và chưa biết viết CV tiếng Nhật (履歴書) như thế nào đúng không? Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn một phần thông tin và kiến thức cần thiết khi viết CV, cụ thể là phần thông tin các nhân, học vấn (学歴) và quá trình làm việc (職歴) như thế nào cho chính xác và không bị mất điểm với nhà tuyển dụng.
Về hướng dẫn cách viết những phần còn lại của CV xin việc tiếng Nhật, các bạn hãy tham khảo các bài khác trong mục Xin việc tại Nhật nhé!
>>Bài viết liên quan: Hướng dẫn chi tiết cách viết CV tiếng Nhật (kèm link download CV)
Trước hết, các bạn luôn lưu ý dùng cùng font chữ, các chỗ đậm nhạt, nghiêng, cỡ chữ cũng phải thống nhất nhé🙂.
Ngày tháng và ảnh trên CV
Phần này trông rất đơn giản, nhưng cũng không ít bạn mắc lỗi.
Mình từng nhận được CV ứng tuyển cho công việc mình vừa update vào tháng 1/2016, nhưng ngày tháng của CV lại tận từ 7-8/2015.
Đây thường là do các bạn đã chuẩn bị CV từ trước, sau đó cứ gửi bản đó đi khắp các cty mà ko sửa ngày tháng.
Điều này sẽ gây ấn tượng là bạn hơi tuỳ tiện, rất ko hay nên mọi người lưu ý.
POINT:
Cập nhật ngày tháng gần với ngày nộp 履歴書. Tuyệt đối ko để ngày tháng quá cũ.
Ảnh dán CV
Dù CV bản mềm hay viết tay, tốt nhất bạn nên chuẩn bị 1 tấm ảnh thật sáng sủa, chỉnh tề để dán CV.
Ảnh thì tuyệt đối không kiểu chụp selfie (mình nhận được kha khá CV của các bạn có ảnh kiểu này), vì tạo cho người xem cảm giác bạn không nghiêm túc và không thật sự đầu tư cho hồ sơ của mình.
Khi chụp ảnh nên chụp để thể hiện sự tươi tắn, không ai muốn tuyển một người trông mặt cứ như đang buồn chán cả.
Bạn tin không, khi mình còn làm nhân sự ở công ty cũ, có kha khá ứng viên đã bị loại vì khuôn mặt ko có sức sống đấy.
POINT:
◆ Ảnh chụp rõ nét, trang phục chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, nhìn thẳng.
◆ Tuyệt đối ko dùng ảnh selfie.
Phần địa chỉ, thông tin cá nhân
Địa chỉ gồm 2 phần:
+) Địa chỉ hiện tại: Lưu ý ghi rõ cả mã bưu điễn và phần phiên âm
+) Địa chỉ khác: Trong trường hợp bạn muốn được liên lạc qua địa chỉ khác thì ghi vào (VD: từ sau ngày 17/4 sẽ chuyển đến địa chỉ mới,…)
Lưu ý:
Thông thường chỉ cần ghi phần Địa chỉ hiện tại, nếu bạn sắp chuyển nhà,… hoặc muốn người ta liên lạc theo địa chỉ khác thì ghi thêm ở ô bên dưới nhé.
Phần 学歴 và 職歴
Luôn nhớ là viết tách riêng 2 phần này, Học vấn riêng, công việc riêng.
Xem thêm:
Tổng hợp 7 file mẫu CV 履歴書 và 70 mẫu mô tả kinh nghiệm làm việc 職務経歴書 theo ngành nghề
Mình đã từng nhận được CV của 1 số bạn ghi chung 2 phần này, nhất là những bạn tốt nghiệp Đại học xong đi làm rồi lại sang Nhật,.. Nhìn rất khó theo dõi.
– Cũng nên nhớ là trình tự thời gian là xưa đến nay nhé.
– Phần Học vấn thì ghi từ cấp 3 thôi, cấp 1-2 ko cần nhé. Ghi vào dài và rất rối mà ko cần thiết.
Cụ thể phần 学歴
◆ Viết theo cặp thời gian 入学 và 卒業 (Trường hợp nghỉ giữa chừng thì ghi 退学, trường hợp dự kiến tốt nghiệp thì ghi 卒業見込み).
Tuyệt đối ko ghi mỗi ngày 入学 hoặc 卒業 vì người đọc sẽ không nắm được là bạn đã hoàn thành chưa, hoăc giữa các giai đoạn có khoảng trống gì ko?
◆ Viết rõ thông tin về Khoa, ngành (学部、専攻) bạn học để nhà tuyển dụng nắm được chuyên môn của bạn là gì.
◆ Tuyệt đối không dùng cả cụm câu kiểu: ◯◯大学で勉強しました、◯◯学校に入学しました、卒業しました
Cả câu vậy chỉ dùng trong đoạn văn, còn ko dùng trong 履歴書. Trong 履歴書 chỉ dùng các chữ Hán: 入学、編入、卒業、終了 ,…
◆ Ngày tháng nếu ở đầu CV dùng ngày dương lịch thì ở dưới cũng thống nhất, tránh trên ghi theo 2015, 2016 mà dưới lại ghi năm 昭和、平成
Phần về 職歴
Thông thường thì khi đi xin việc chính thức thì người Nhật ít khi ghi kinh nghiệm làm thêm vào. Nhưng nếu việc làm thêm của bạn từ 1 năm trở lên (để PR về khả năng gắn bó với công việc), hoặc việc làm thêm có liên quan đến công việc đang apply (ví dụ có kinh nghiệm làm 接客 ,..) thì có thể ghi vào.
Lưu ý:
Khi ghi thì mở ngoặc rõ là (アルバイト)
Còn ví dụ ưng tuyển kĩ sư thì ko cần ghi đã từng làm ở quán A 2 tháng, quán B 3 tháng,.. làm gì.
Với các bạn đã từng đi làm (kể cả ở Việt Nam) thì nên có thêm 職歴経歴書 để miêu tả chi tiết hơn về qui mô công ty, nôi dung công việc và những kinh nghiệm mình có đc qua các công việc đó,…
POINT:
Khi ghi thông tin về các công việc ở VN thì mở ngoặc rõ là (ベトナム)
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận