Nhật Bản đang rơi vào tình trạng thiếu hụt kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) trầm trọng, đặc biệt là gần đây khi nhiều công ty bắt tay vào DX (chuyển đổi số). Theo thống kế, tỷ lệ việc làm/lao động trong ngành IT là hơn 12 lần vào cuối tháng 12/2022.
Trái ngược Nhật Bản, tại Mỹ các tập đoàn lớn như Meta, Amazon, Google và Microsoft đều tuyên bố cắt giảm trung bình 10.000 nhân viên. Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM cũng công bố kế hoạch cắt giảm gần 4.000 nhân viên. Như vậy con số nhân sự ngành IT bị sa thải theo kế hoạch là 110.000 người. Trong vòng 1 tháng đầu năm 2023, dự tính con số này sẽ vượt quá 50.000 người.
Cuộc “đại sa thải” diễn ra tại Mỹ sau khi nhiều công ty IT đã mở rộng quy mô nhân sự khi dự đoán nhu cầu làm việc tại nhà tăng lên do ảnh hưởng của đại dịch Corona. Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh đã thay đổi đáng kể và nhiều công ty buộc phải tiến hành tái cấu trúc quy mô lớn. Tuy nhiên, hầu hết các kỹ sư bị sa thải cho biết họ gần như không gặp khó khăn gì khi tìm việc mới bởi các công ty lớn và các công ty khởi nghiệp bên ngoài ngành IT đang đẩy mạnh tuyển dụng như một cơ hội tốt để có được những kỹ sư chất lượng này.
So sánh tình hình ở Nhật Bản và Mỹ, có thể thấy rằng tình trạng “thiếu hụt kỹ sư chưa từng có” của Nhật Bản không chỉ đơn giản là do thiếu về số lượng kỹ sư.
Ở Mỹ, ngoài việc bị sa thải, có rất nhiều nhân viên tự nguyện xin chuyển việc sau khi dự án hoàn thành. Trong khi đó, các công ty lớn tại Nhật vẫn duy trì chế độ làm việc suốt đời và các kỹ sư chỉ chuyển việc khi có lý do thực sự nghiêm trọng. Tuy gần đây đã có xu hướng hạn chế việc tuyển dụng suốt đời, số người chuyển việc trên thực tế vẫn còn ít.
Nhật Bản đang lãng phí nguồn nhân lực với các hệ thống riêng lẻ
Quá nhiều hệ thống độc lập cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng thiếu hụt kỹ sư trầm trọng tại Nhật Bản. Ví dụ: trường hợp 1.000 công ty sử dụng cùng một dịch vụ lưu trữ đám mây và trường hợp 1.000 công ty mỗi công ty phát triển một hệ thống thì số lượng kỹ sư cần thiết là hoàn toàn khác nhau. Các công ty Nhật Bản vẫn đang gắn chặt với các hệ thống riêng lẻ, điều này là một sự lãng phí đối với nguồn nhân lực kỹ sư IT vốn dĩ đang rất khan hiếm.
Tại Nhật Bản, nhiều kỹ sư làm việc cho một công ty suốt đời và tiếp tục phụ trách hệ thống riêng của công ty trong một thời gian dài, ngay cả ở công ty khách hàng và công ty IT. Có nhiều kỹ sư phụ trách phát triển hệ thống phần mềm cho công ty khách hàng và sau đó ở lại làm với tư cách là nhân viên bảo trì và vận hành. Theo thời gian, những người này gần như không có cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới nhất, họ dần trở nên thiếu tự tin và khó chấp nhận thử thách mới.
Vì vậy để giải quyết tình trạng thiếu kỹ sư, trước hết Nhật Bản cần thay đổi chiến lược nhân sự. Ngoại trừ các hệ thống mang tính chiến lược cao sử dụng công nghệ tiên tiến, các công ty Nhật Bản nên ưu tiên tận dụng “những sản phẩm hiện có” như lưu trữ đám mây để giải phóng các nhân viên khỏi những nhiệm vụ có giá trị gia tăng thấp như “người giám hộ” của hệ thống độc lập.
Đồng thời cần tạo cơ hội đào tạo lại kỹ năng (học lại) và chuyển các kỹ sư IT sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn. Theo quan điểm của một số công ty, làm như vậy sẽ dẫn tới khả năng các kỹ sư của họ sẽ chuyển việc, nhưng đây là thực tế các công ty nên chấp nhận. Những công ty có môi trường làm việc tốt, tạo môi trường cho nhân viên phát triển sẽ dễ dàng thu hút nhân lực hơn.
Theo: Nikkei Xtech
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
- Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
- Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
- Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói
- Xem chi tiết về dịch vụ tư vấn visa tại link: https://www.mpkenhr.jp/houmu
- Form điền thông tin để nhận tư vấn về visa: bit.ly/VisaMpken
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Bình luận