Bất mãn nội bộ công ty do remote work

Các công ty kết hợp cả hai phương pháp làm việc online và văn phòng dễ khiến nhân viên có cảm giác nghi ngờ và không an tâm. Theo thống kê về tình trạng nhân viên làm việc mùa Corona, các ý kiến như “Cảm thấy bản thân bị cô độc” hay “Quan ngại các nhân viên khác không làm đúng nghĩa vụ của mình” được đưa ra. Điều này khiến nhân viên đi làm tại công ty cảm thấy bất bình đẳng do khi cần sẽ khó phân công việc hay nhờ sự trợ giúp của những nhân viên làm việc online.

Những công ty có số nhân viên làm việc online chiếm từ 20 – 30% dễ khiến tâm lý nhân viên bị ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do như “Cách làm việc không thống nhất dễ gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ giữa các nhân viên cùng công ty ” đã được đưa ra. Điều này cần có sự can thiệp của ban điều hành trong công ty.

Tỷ lệ làm việc online trong khoảng từ 20 ~ 30% khiến nhân viên dễ cảm thấy cô độc

Theo thống kê, tính theo thang điểm 5 mức độ bất mãn của nhân viên, con số này cao nhất với công ty có tỷ lệ làm việc online chiếm 20 – 30% (3,2 điểm). Đối với các công ty có tỷ lệ làm việc online từ 40 – 50% là 2,7 điểm, từ 10% là 2,9 điểm và từ 60 – 100% là 2,7 điểm.

Tại các công ty có tỷ lệ nhân viên làm việc online thấp, “Lo lắng số lượng công việc của những người đi làm sẽ nhiều hơn ”, “Quan ngại sếp không thể đánh giá bình đẳng” hay “Lo ngại bày tỏ quan điểm của mình không được mọi người chấp thuận” là những bất an được đưa ra của các nhân viên đi làm tại công ty.

Tỷ lệ nhân viên làm việc online tăng, tỷ lệ bất an của các nhân viên làm việc tại công ty tăng theo

Tính theo thang điểm 5 mức độ bất mãn, tỷ lệ bất mãn thấp nhất ở những công ty nơi tỷ lệ làm việc nhân viên online chỉ tầm 10% (3 điểm). Ngoài ra, các công ty có nhân viên làm online càng lớn, tỷ lệ bất mãn càng gia tăng. Tỷ lệ bất mãn cao nhất tại các công ty có đến 60 – 100% nhân viên làm việc online (3,2 điểm).

Những lo lắng của nhân viên làm việc online cũng được chỉ ra như: “Lo lắng đồng nghiệp làm việc không nghiêm túc”, ‘“Không được đánh giá bình đẳng mức độ làm việc của bản thân” hay “Quan sát thái độ của đồng nghiệp khó khăn” .

Ngoài ra, bộ phận quản lý nhân viên làm việc online của công ty cũng đưa ra những lo ngại như “Khó hình dung được tiến độ công việc”, “Lo lắng nhân viên gặp vấn đề” hay “Quan sát cảm xúc của đối phương khó”.

Cần sự quản lý từ bộ phận Quản lý

Sự can thiệp của bộ phận Quản lý để xoa dịu sự căng thẳng giữa các nhân viên trong công ty là rất cần thiết. Thứ nhất là cần hiểu rõ kỹ năng làm việc online, chí hướng sự nghiệp. Thứ hai là cần ý thức gia tăng giao tiếp từ xa với các nhân viên làm việc online. Cuối cùng là quan tâm theo dõi nhân viên đi làm tại công ty.

Hôm nay hãy cùng học 3 từ mới với Tomoni nhé!

メンタル面(mentarumen): về mặt tâm lí
ギスギス感(gisugisukan): cảm giác khó chịu, không thoải mái
度合い(doai): mức độ

Link bài báo:

https://www.itmedia.co.jp/news/articles/2006/10/news088.html#utm_source=news-mag&utm_campaign=20200612

MPKEN khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn ko mất phí:

https://www.mpkenhr.jp

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...