Báo chí chỉ trích phong cách làm việc của các công ty Nhật Bản

Ngày 16/3 vừa qua, tác giả Masaki Kubota đã có bài viết trên Diamond Online chỉ trích phong cách làm việc của các công ty Nhật Bản. Hãy cùng MPKEN tìm hiểu về quan điểm của tác giả thông qua bài lược dịch sau nhé.

Lao động người nước ngoài không muốn làm việc cho các công ty Nhật Bản?

Viện nghiên cứu nhân sự thuộc trường Đại học Waseda trong vòng 22 năm đã thực hiện khảo sát về doanh nghiệp có quốc tịch ở đâu được lựa chọn nhiều nhất đối với công việc trí óc. 

Kết quả cho thấy chiếm phần trăm nhiều nhất vẫn là lựa chọn làm việc tại quốc gia đang sinh sống, 67% số người muốn làm việc ở công ty Mỹ, 58% chọn các công ty châu Âu và chỉ có 40% chọn công ty Nhật Bản. Con số này giảm đáng kể so với cuộc khảo sát năm 2008, khi đó có 74% người quan tâm đến làm việc cho công ty Nhật Bản. 

Tại sao mức độ phổ biến của các công ty Nhật Bản lại giảm nhiều như vậy?

“Trước đây, những trở ngại lớn nhất khi làm việc trong các công ty Nhật Bản là rào cản ngôn ngữ. Tới năm 2022, sau rào cản ngôn ngữ là bầu không khí làm việc khép kín, thăng tiến hạn chếmức thù lao thấp. Thách thức của công ty Nhật Bản có thể không chỉ là vấn đề ngôn ngữ mà còn là tính khép kín mang tên “bản chất quốc đảo” (NIKKEI STYLE, ngày 10 tháng 3)

Trong số “tính khép kín”, đặc biệt là những người lao động trí não ở châu Á đã từ chối tiếp nhận quy tắc làm việc horenso truyền thống trong các công ty Nhật. Chính phong cách làm việc này đã đẩy Nhật Bản vào lựa chọn khó khăn khi tham gia vào thị trường châu Á. 

Xem thêm:
Những điều nên biết về QUẤY RỐI THAI SẢN ở nơi làm việc

Không thể theo kịp cách làm việc lố bịch của Nhật Bản

Đối với người Nhật, quy tắc horenso đã ăn vào xương tủy ngay cả trước khi vào công ty đến mức trở thành một kiến thức đời thường. Tuy nhiên đối với người châu Á, quy tắc này lại đem đến sự khó chịu và phiền phức, có người cho rằng họ không thể làm việc trong môi trường như vậy hoặc cảm thấy bản thân không được tin cậy. Tất nhiên người Nhật cũng có những lúc không hài lòng khi người nước ngoài không tuân thủ quy tắc horenso dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh trong công việc. 

Khi Nhật Bản còn là một cường quốc kinh tế hiện diện ở châu Á, kiểu “đụng độ văn hóa” này không phải là vấn đề lớn. Các công ty Nhật Bản mở rộng sang châu Á là những nhà tuyển dụng được ưa chuộng với mức lương cao đáng kể so với công ty tại địa phương, vì vậy những người lao động có thể kiềm chế và cố gắng chấp nhận những văn hóa không thoải mái ở công ty Nhật. 

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của Nhật Bản hiện đã giảm mạnh. Khoảng 30 năm trước, trong bảng xếp hạng công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu có 32/50 công ty hàng đầu Thế giới là các công ty Nhật Bản, nhưng giờ đây những tập đoàn lớn như Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản hầu như không có trong danh sách. Mặt khác, tiền lương tại Nhật Bản cũng không tăng, trong khi các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia lại đang tăng trưởng nhanh, tạo nên nhiều công ty toàn cầu với mức lương cao hơn cả các công ty Nhật Bản. Giờ đây, người lao động có không còn cần phải chịu đựng cách làm việc “lố bịch” của Nhật Bản. 

Tác giả bài báo nhận định cách các công ty Nhật mở rộng sang các nước châu Á giống như cách mà quân đội đã làm trong quá khứ. 

Cũng giống như cách công ty Nhật Bản áp đặt người lao động tại địa phương phải làm theo horenso tạo nên sự ác cảm, trong quá khứ quân đội Nhật khi tiến sang châu Á cũng làm dấy lên sự phẫn nộ khi không cho người dân bản địa quyền tự trị. 

Vào thời điểm đó, người dân địa phương được gọi là “người bản địa” và quân đội Nhật Bản hoàn toàn nhìn từ trên xuống và cho mình ở vai vế cao hơn rồi áp đặt nhiều “phương pháp Nhật Bản” khác nhau. Việc “Đế quốc hóa” phong cách làm việc tất nhiên sẽ gây ra phản ứng từ phía người nước ngoài.

Nhật Bản phải thay đổi cách thức làm việc

Ho-ren-so có thể coi như là một phiên bản khác của phong cách quản lý trong quân đội Nhật (mei-kai-en: mệnh lệnh – giải thích – chi viện) nhìn từ phía cấp dưới trong tổ chức. 

Với những bài học lịch sử này, các công ty Nhật Bản có thể sẽ đi theo con đường giống như quân đội Nhật Bản. Horenso và các “cưỡng chế kiểu Nhật Bản” khác đang gây ra phản ứng dữ dội chống lại các công ty Nhật Bản hiện tại. Trong tương lai, khi nền kinh tế Nhật Bản trì trệ hơn nữa, sự phản đối này có thể gia tăng hơn nữa và một phong trào tố cáo việc quấy rối quyền lực và lao động lương thấp nhắm vào các doanh nghiệp Nhật có thể xảy ra.

Trái ngược với các nước châu Á đang phát triển nhanh chóng, tiền lương tại Nhật Bản hoàn toàn không tăng và tăng trưởng bị đình trệ. Có rất nhiều người châu Á nói thích Nhật Bản nhưng đó là thích du lịch, anime chứ không phải là các công ty Nhật Bản hay cách Nhật Bản làm việc.

Theo: Yahoo

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm (từ ngày 1-5 hàng tháng)
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

 

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

Bình luận

Loading...